b. Hệ số co giãn:
2.2.4 Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Đào tạo kỹ năng và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật: tăng tỷ trọng lao động đã qua đào tạo từ 20% (năm 2000) lên 35% – 38% (năm 2010). Ưu tiên đào tạo cán bộ, công chức, công nhân kỹ thuât và kỹ thuật viên, các nhà doanh nghiệp, cán bộ nghiên cứu triển khai, nhất là cho các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới.
Hoàn thiện cơ cấu hoạt động và việc làm của nguồn nhân lực. Chuyển dịch cơ cấu hoạt động của nguồn nhân lực theo hướng tỷ trọng dân số trong độ tuổi hoạt động kinh tế giảm dần, từ 80,4% (năm 1998) xuống 80% (năm 2000), 75% (năm 2010) và 72% - 74% (năm 2020) và tăng nhanh tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động (chủ yếu là thanh niên) tham gia học tập và đào tạo, tương ứng từ 9,8% lên 10,3%, 12% và 15%....
Gắn với chính sách đầu tư, công nghệ và đào tạo, hình thành cơ cấu hoạt động nguồn nhân lực bao gồm 3 bộ phận: (a) Lao động với trình độ công nghệ - kỹ thuật và năng suất cao tương đương trình độ khá của thế giới; (b) Lao động với trình độ công nghệ trung bình, đây là lực lượng lớn nhất; (c) Lao động phổ thông, chủ yếu ở nông thôn và khu vực phi kết cấu, chủ yếu nhằm giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống.
Tăng năng suất lao động xã hội làm cơ sở vững chắc cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tích lũy và cải thiện đời sống. năng suất lao động chung trong nền kinh tế quốc dân tăng 4% - 5% / năm, trong đó nông nghiệp 2% - 3% / năm, công nghiệp 8% - 10% / năm và dịch vụ 2% - 3% / năm.
Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo kịp trình độ quốc tế, hình thành đội ngũ các nhà quản lý nhà nước tinh thông nghiệp vụ, trung thành, trung thực và tận tụy với công việc; đội ngũ nhân viên giỏi, năng đôngm nhạy bén sáng tạo; đội ngũ tri thức có trình độ cao, tâm huyết; đội ngũ công nhân lành nghề theo kịp yêu
cầu phát triển đất nước đi dần tới hiện đại hóa và nền kinh tế tri thức. Chỉ số HDI đạt mức trên trung bình trren thế giới.