Phát triển các ngành, lĩnh vực

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Việt Nam (Trang 47 - 52)

b. Hệ số co giãn:

2.1.2.1 Phát triển các ngành, lĩnh vực

a. Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp:

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nội bộnông-lâm-ngư nghiệp:

Cơ cấu nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP sẽ giảm dần từ 25,7% năm 1998 xuống còn 25% năm 2000, tiếp tục giảm xuống 20% - 21% năm 2005 và đến năm 2010 sẽ là 16% - 17%.

Cơ cấu trong khối ngành nông-lâm-ngư nghiệp. Cơ cấu trong nội bộ ngành nông, lâm – ngư nghiệp có sự chuyển biến tăn tỷ trọng ngành có giá trị sản xuất và xuất khẩu cao: tỷ trọng của nông nghiệp trong nhóm ngành sẽ giảm từ 81.1% năm 1998 xuống 78% năm 2005 và 74% năm 2010 (trong ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm 79% năm 2000 sẽ giảm xuống 70% năm 2010, tỷ trọng ngành chăn nuôi năm 2010 là 30%); tỷ trọng của ngành thủy sản sẽ tăng từ 14,3% năm 1998 lên 15,3% năm 2000 và đạt mức 22,5% năm 2010. Trong khi đó tỷ trọng của ngành lâm nghiệp sẽ giảm tương ứng, từ 4,6% năm 2000 và 3,5% năm 2010.

Chuyển cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu:

Trong thập kỷ qua, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông – lâm – thủy sản luôn chiếm 1 tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng trung bình chiếm khoảng 45% - 48%. Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu nông – lâm – thủy sản đạt 3.783 triệu USD, bằng 40,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Dự kiến, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu cả ngành chiếm khoảng 38% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (khoảng 4 tỷ USD), và đến năm 2010, tỷ lệ này khoảng 32% - 33%, tương ứng với 8 – 9 tỷ USD.

Đẩy mạnh xuất khẩu thủy hải sản, đến năm 2010 sẽ đóng góp cho khối ngành khoảng 22% - 23% giá trị sản xuất, sẽ là ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đối cao khoảng 3 – 3,4 tỷ USD (tương đương 30% - 40% kim ngạch xuất khẩu của cả khối ngành).

Đồng thời tiếp tục phát huy thế mạnh của gạo, cà phê, điều cao su, chè, hạt tiêu, ….., trên thị trường thế giới.

Đảm bảo lương thực an ninh quốc gia:

Sản xuất lương thực phải được coi là nhiệm vụ chiến lược lâu dài của đất nước, trọng tâm của ngành nông nghiệp. Phát triển sản xuất lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ổn định đời sống nhân dân, ổn định xã hội, đóng góp xuất khẩu và làm cơ sở vững chắc cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Phải giải quyết tốt việc điều phối lương thực giữa các vùng. Trong nền kinh tế thị trường cùng với việc đảm bảo đủ số lượng phải đặc biệt chú ý tới vấn đề chất lượng gạo.

Cần quy hoạch các vùng có khả năng tồng loại gạo đặc sản, tuy sản lượng có thấp, song giá trị thu được trên một đơn vị diện tích sẽ cao hơn.

Diện tích gieo trồng cây lương thực sẽ từ 8,54 triệu ha năm 1998 (lúa: 7,36 triệu ha) tăng lên 8,7 triệu ha năm 2000 và sẽ có thể đạt tới 9,5 triệu ha (lúa: 7,5 triệu ha) vào năm 2010. Năng suất lúa cả năm từ 39,6 tạ/ha năm 1998 tăng lên 40 tạ/ha năm 2000 và đạt trên 46 tạ/ha vào năm 2010.

Hướng phát triển các ngành:

- Về sản xuất nông nghiệp: tập trung vào sản xuất lương thực hàng hóa bằng các biện pháp thâm canh tăng vụ, dầu tư giống mới, thủy lợi … tăng năng suất các loại cây trồng vật nuôi, tăng chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thi trường.

- Sản xuất thủy sản: phấn đấu nâng sản lượng thủy sản lên 1,9 triệu tấn vào năm 2000; 2,4 triệu tấn vào năm 2005 và khoảng 2,5-3,0 triệu tấn vào năm 2010. Tập trung vào mở rộng đánh bắt xa bờ (có địa bàn hiệu quả), nuôi trồng thủy sản, xuất khẩu thủy sản, đầu tư phát triển các vùng nuôi tôm thâm canh tập trung phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái.

- Về phát triển lâm nghiệp: tiếp tục được đầu tư với mục đích chủ yếu là bảo vệ môi trường sinh thái. Tập trung vào bảo vệ diện tích rừng hiện có kết hợp với trồng rừng mới, từng bước gia tăng độ che phủ của rừng, sao cho đến năm 2010 độ che phủ của rừng tăng lên mức 43% tổng diện tích tự nhiên.

b. Phát triển công nghiệp: Hướng phát triển chung:

- Nâng cao sức cạnh tranh công nghiệp là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho việc giảm thiểu những rủi ro và tranh thủ tối đa các lợi ích trong quá trình hội nhập. Các doanh nghiệp chỉ cần có sức mạnh cạnh tranh khi được đặt đầy đủ trong một môi trường cạnh tranh của ngành, của quốc gia và cảu quốc tế.

- Phát triển một cơ cấu công nghiệp hợp lý, lựa chọn những ngành công nghiệp ưu tiên cho từng giai đoạn phát triển.

- Khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ có ý nghĩa chiến lược lớn.

Các ngành công nghiệp dựa vào nguyên liệu từ ngành nông, lâm, thủy sản.

- Phát triển các ngành công nghiệp dựa vào nguyên liệu từ ngành nông, lâm, thủy sản trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa là đặc biệt quan trọng. Các ngành công nghiệp này yêu cầu vốn đầu tư không cao, có khả năng giải quyết việc làm trong khu vực nông nghiệp và nông thôn, tạo mối liên kết công – nông nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn.

- Tăng tỷ lệ nguyên liệu từ nông, lâm, thủy sản đưa vào chế biến công nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng nhờ chế biến. Nâng cao trình độ công nghệ, tăng dần khả năng chế biến sâu, giảm tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm sơ chế. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là vệ sinh công nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hòa công tác xuất khẩu, tăn g cường khâu thu thập xử lý thông tin thi trường

- Có khuyến khích thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực chế biến rau quả, mở rộng thị trường xuất khẩu có phần thông qua đối tác nước ngoài.

Các ngành công nghiệp nhẹ gia công xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động

Đổi mới thiết bị đã cũ; đầu tư thêm những khâu công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thêm nhiều mặt hàng cao cấp phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Xây dựng các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường trong nước, cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài ngay trên thị trường nội địa.

Ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực phát triển công nghệ, nghiên cứu mẫu mốt để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào sản xuất các loại

sản phẩm giày da cao cấp có hàm lượng kỹ thuật cao, có khả năng đem lại lợi nhuận cao. Củng cố hệ thống đào tạo nghề, bao gồm đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao, ào tạo cán bộ cho các khâu quản trị kinh doanh chỉ đạo sản xuất, quản lý chất lượng, nghiên cứu thiết kế sản phẩm.

Các ngành công nghiệp cơ khí và điện tử và công nghệ thông tin, những ngành có công nghệ cao:

Ngành công nghiệp cơ khí: tiến tới đáp ứng khoảng 40% nhu cầu trong nước và xuất khẩu 30% sản lượng sản xuất vào năm 2010. Đồng thời hàm lượng tự làm trong nước của các sản phẩm cơ khí phải đạt tới 60% - 70% giá trị sản phẩm.

Tăng cường đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ, như phát triển nguồn nhân lực, nâng cấp công nghệ trong nước, phát triển năng lực nghiên cứu triển khai thông qua nỗ lực hợp tác giữa ngành và các trường đại học; các công nghệ cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra cho ngành cơ khí.

Ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin: cần thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài mà chủ yếu là các công ty xuyên quốc gia để đạt được công nghệ tiên tiến hiện đại. Đặc biệt coi trọng phát triển mạnh công nghiệp phần mềm đáp ứng cả nhu cầu trong nước và tăng giá trị xuất khẩu.

Một số ngành sản xuất nguyên liệu cơ bản

Về chế biến công nghiệp dầu khí: đẩy mạnh hoạt động dầu tư xây dựng các nhà máy lọc dầu, đảm bảo phần lớn nhu cầu trong nước về các sản phẩm xăng dầu, tiến hành quy hoạch và phát triển các trung tâm chế biến dầu khí gắn với phát triển công nghiệp hóa dầu, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế quốc dân về sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm dầu khí.

Về ngành công nghiệp luyện kim (chủ yếu bàn về thép): hướng phát triển là duy trì và phát triển những cơ sở quy mô vừa và nhỏ đáp ứng nhu cầu cho xây dựng là chủ yếu. Chủ trương phát triển công trình luyện thép quy mô lớn còn cần tạo đủ điều kiện về vốn, công nghệ và tính hiệu quả ở mức cần thiết.

c. Phát triển khu vực dịch vụ:

Phát triển các loại hình dịch vụ: thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch, dịch vụ hàng hải, hàng không, xây dựng, bảo hiểm, tư vấn… đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời

sống phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

Toàn bộ các hoạt động dịch vụ tính theo giá trị gia tăng đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 6% - 6,5% / năm và đến năm 2010 chiếm 42% - 43% GDP, thu hút khoảng 26% - 27% tổng số lao động.

Dịch vụ thương mại: Phát triển thương mại thúc đẩy mở rộng thị trường và lưu chuyển hàng hóa trong nước và ngoài nước với phương thức ngày càng tiến bộ, hiện đại, theo kịp trình độ trong khu vực, tiếp cận với thương mại điện tử. Chú ý mở rộng mạng lưới thương mại ở vùng miền núi.

Dịch vụ du lịch: khai thác lợi thế về cảnh quan, về truyền thống văn hóa, lịch sử và liên kết với các nước trong khu vực để phát triển mạnh du lịch thành một ngành dịch vụ mũi nhọn. Coi trọng cả mặt xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cả mặt phát triển nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn và trình độ văn hóa du lịch, nâng cao sức cạnh tranh thu hút khách.

Dịch vụ tài chính, ngân hàng: dịch vụ tài chính ngân hàng được nhanh chóng mở rộng các hình thức và nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng: kinh doanh tiền tệ, hoạt động trao đổi ngoại tệ; huy động vốn trong dân; đảm bảo cung cấp vốn đầu tư theo yêu cầu đầu tư; tham gia đầu tư phát triển. Nới lỏng chính sách về lãi suất, hạn mức tín dụng, quản lý ngoại hối; cho phép các ngân hàng thương mại nhà nước quyền quyết định lớn hơn trong kinh doanh. Mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng và phạm vi hoạt động đối với ngân hàng nước ngoài về số lượng và địa bàn chi nhánh, văn phòng. Áp dụng công cụ thị trường mở để nâng cao vai trò của ngân hàng nhà nước trong việc điều hòa lưu thông tiền tệ. Vận hành có hiệu quả và mở rộng từng bước thị trường chứng khoán.

Dịch vụ viễn thông: đầu tư cần lựa chọn vào nguồn tự có của ngành hoặc huy động nguồn vốn nội lực trong nhân dân thông qua cổ phần hoặc huy động nguồn vốn nước ngoài. Hiệu quả khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành viễn thông có thể được nâng cao nếu thực hiện việc chuyên môn hóa các công ty cung cấp đường kênh và các công ty cung cấp dịch vụ trong sự cạnh tranh bình đẳngm dưới sự kiểm soát của nhà nước.

Vận tải hàng hải: khuyến khích các nhà đầu tư ngoài quốc doanh khai thác các tuyến nội địa. Trong thời gian tới một số lượng lớn tàu không đủ điều kiện tham gia vận tải quốc tế sẽ tập trung vào vận tải nội địa. Do vậy phải chuẩn bị đầu tư đổi mới đội tàu, tập trung vào đội tàu lớn, tàu của Tổng công ty nhà nước.

Vận tải hàng không: nâng cấp những sân bay có khả năng khai thác cao, bao gồm cả hệ thống nhà ga, khu vực sân đỗ, đường băng cũng như các trang thiết bị phục vụ tại các sân bay.

Dịch vụ xây dựng: có chính sách và quy hoạch xây dựng hợp lý, tăng các trang thiết bị công nghệ trong xây lắp. Thực hiện chính sách hiện đại hóa công nghệ phù hợp với trình độ phát triển, tận dụng tối đa lao động thủ công trong nước. Khuyến khích xuất khẩu lao động kỹ thuật ra nước ngoài cũng như việc tham gia đấu thầu và nhận thầu công trình ở nước ngoài.

Dịch vụ công nghệ thông tin và phần mềm: thúc đẩy thị trường công nghệ thông tin và phần mềm bằng cách khuyến khích tất cả các tổ chức kinh tế - xã hội tin học hóa hoạt độngcủa mình và nhà nước hỗ trợ việc tin học hóa ở một số khâu.

Dịch vụ bảo hiểm: thành lập thêm các công ty bảo hiểm liên doanh với nước ngoài tại Việt nam cũng như các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài. Đa dạng hóa cac loại hình nghiệp vụ, trong đó có thể cho phép các công ty nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thị và phi nhân thọ.

Dịch vụ tư vấn: mở rộng các loại hình dịch vụ tư vấn, đặc biệt là tư vấn pháp luật, vừa phục vụ phát triển đầu tư, kinh doanh, vừa phục vụ đời sống nhân dân, xây dựng nền nếp làm ăn, sinh sống theo pháp luật.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Việt Nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w