- Phương hướng chung gắn kết các vấn đề môitrường vào quá trình triển khai thực hiện toàn bộ dự án
2. Mức độ tác động xấu đối với môitrường
Mức độ tác động xấu về môi trường trong quá trình triển khai toàn bộ quy hoạch thể hiện lớn nhất đến các yếu tố của môi trường tự nhiên và môi trường
sinh thái, trong đó các yếu tố môi trường gồm: chất lượng nước mặt, nước ngầm, khả năng xói mòn và bồi tụ dòng chảy, dòng chảy mặt, các thành phần của đa dạng sinh học gồm: rừng, động vật hoang dã, các loài quý hiếm, các khu bảo tồn được xác định là bị tác động mạnh nhất, đặc biệt là chịu nhiều tác động tích dồn của các hoạt động phát triển. Các yếu tố của môi trường xã hội bị tác động xấu ở mức độ thấp nhất, tuy nhiên một số yếu tố môi trường như phân hoá giàu nghèo, tôn giáo, tín ngưỡng, sức khoẻ dân cư được đánh giá bị tác động tích dồn ở mức tương đối nhiều từ các hoạt động phát triển.
Mức độ tác động xấu về môi trường trong quá trình triển khai từng nội dung quy hoạch thể hiện khác nhau. Kết quả đánh giá cho thấy các hoạt động phát triển
hệ thống giao thông, các khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp, làng nghề, khai thác và chế biến khoáng sản, thay đổi sử dụng đất, chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ gây
những tác động xấu nhất đến các yếu tố môi trường. Đây là những nguồn gây tác động có cường độ cao, quy mô không gian và thời gian lớn đồng thời có khả năng phát sinh tác động tích dồn đến các yếu tố môi trường. Các hoạt động phát triển gây tác động xấu ở mức độ trung bình gồm: phát triển hệ thống khai thác nước (hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi), nhiệt điện, cơ khí, hoá dầu, nuôi trồng thuỷ sản, thương mại cửa khẩu, gia tăng dân số thành thị.
Những tác động xấu này xảy ra trong quá trình thực hiện quy hoạch, tuy nhiên do quy hoạch được thực hiện cho đến năm 2020 nên về thời gian gây tác động là tương đối dài. Để khắc phục và giảm thiểu những tác động này cần thiết phải thực hiện các giải pháp được đề xuất trong luận văn, đặc biệt là những giải pháp liên quan đến quản lý và xử lý các chất thải ra môi trường do các hoạt động phát triển gây nên.
Dựa trên những căn cứ về kết quả đánh giá tác động môi trường của “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020” có thể thấy rằng các mục tiêu phát triển và các hoạt động phát triển được đề xuất trong quy hoạch đáp ứng được những yêu cầu của phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, những vấn đề môi trường nẩy sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, trong quy hoạch cũng đã đề xuất được những mục tiêu và giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường.