Các đối tượng bị tác động

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 43 - 54)

3.2.1 Đối tượng bị tác động có liên quan đến chất thải

3.2.1.1. Môi trường địa chất, các cảnh quan tự nhiên bị tác động do chất thải

- Do phát triển các khu công nghiệp, làng nghề:

Các khu công nghiệp và lân cận: Các KCN tác động đến môi trường địa

lý, địa chất thông qua sự biến đổi địa hình (tôn cao nền), khai thác nguyên liệu và xả thải vào hợp phần môi trường này. Sự can thiệp ở một số KCN được đánh giá là nhạy cảm khi các hoạt động có tác động đến những tầng cấu trúc địa chất có giá trị bên dưới (các tầng chứa nước, cách nước).

Các khu công nghiệp này phân tích dưới góc độ địa lý, địa chất thì chúng là các địa hình nhân tác nổi cao, và là cửa sổ tác động khá mạnh vào môi trường tự nhiên. Cũng cần phải nói thêm là tại các KCN, những chất độc hại thải vào các tầng đất đá bị tồn trữ thường rất lâu và chuỗi tác động tích luỹ, cộng dồn là hết sức phức tạp.

Các làng nghề: Các làng nghề theo truyền thống vẫn thường xả thải trực

tiếp ra môi trường xung quanh các điểm sản xuất và với lượng không lớn, nhưng mang tính chất điểm tập trung nên vẫn gây nên những tác động tiêu cực cục bộ đến môi trường sống của con người.

- Do các thể địa hình đặc biệt nguy hại:

Các bãi rác tập trung, các khu xử lý rác thải: Nguồn gây tác động là các

dạng địa hình được hình thành với hàm lượng chất ô nhiễm cao và có khả năng phát tán ra bên ngoài làm xuống cấp chất lượng môi trường sống. Các dạng địa hình cần đặc biệt quan tâm gồm:

+ Bùn sét “bẩn” tích tụ ở ao hồ, kênh mương khu vực đô thị, dân cư, khu công nghiệp: liên quan chặt chẽ đến lượng và thành phần có trong và cuốn theo nước xả thải của các khu vực tập trung dân cư, các khu trũng tích tụ. Sự tích luỹ các chất ô nhiễm trong thực thể trầm tích này trở nên nguy hại ở hai khía cạnh:

về không gian, chúng là nguồn lan truyền ô nhiễm vào các thực thể lân cận; về thời gian, khi vấn đề môi trường đã được phát hiện thì lượng tích tụ của chúng đã quá lớn, và thời gian cần để phân huỷ là khá dài. Vấn đề tác động vào thực thể địa chất này khá phức tạp vì hiện tại, thói quen chưa được thay đổi trong sinh hoạt của con người là hành động xả thải trực tiếp xuống kênh mương, vừa làm xấu đi chất lượng môi trường sống, vừa làm mất mỹ quan (nhất là đối với các loại vật liệu dạng nhựa khó phân huỷ).

+ Các bãi rác: liên quan chặt chẽ với chất thải rắn từ khu vực đô thị, các

khu công nghiệp. Hiện nay và trong tương lai, ở tỉnh Nghệ An tỉ trọng chất thải sinh hoạt là lớn nhất, nhưng chất thải đặc biệt nguy hại lại liên quan đến các khu công nghiệp, các bệnh viện cũng không nhỏ. Điều thường thấy trong Tỉnh là những khu đô thị thường đi liền kề với các bãi rác lớn mà công nghệ xử lý còn hết sức thô sơ, và đó sẽ là nguồn gây tác động xấu đáng kể đối với môi trường xung quanh.

Các bãi rác nông thôn: Liên quan đến vùng nông thôn, khi mà khả năng

thu gom, xử lý chất thải trong tiến trình phát triển sắp tới vẫn chưa thể bắt kịp với tốc độ xả thải, cũng như thói quen sinh hoạt của người dân chưa được cải thiện đáng kể nên sẽ tạo ra các đồng rác, đường rác, mương rác. Điều này gây ảnh hưởng tới cả mỹ quan của các thực thể địa lý, địa chất, đồng thời là nguồn phát tán những chất độc hại và bệnh tật cho con người khá dễ dàng. Mặc dầu vậy, do mật độ dân cư nông thôn trong tỉnh còn khá thấp nên vấn đề môi trường chưa trở thành điểm nóng, nhưng cần quan tâm để tránh lặp lại tình trạng như một số nơi ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng.

Các khu vực khai thác khoáng sản: Đáng quan tâm nhất là các khu vực khai

thác vật liệu xây dựng, và một số kim loại khác. Chất thải sau khai thác bên cạnh việc tạo nên những dạng địa hình nhân tác mới mà những tác động của nó còn chưa được nghiên cứu đầy đủ thì nó còn đưa vào môi trường những chất nguy hại như asen, lưu huỳnh... Theo quy hoạch đến năm 2020, sẽ đẩy mạnh khai thác tất cả các loại hình khoáng sản, nhưng bên cạnh đó cũng cần phải lựa chọn công nghệ thân thiện với môi trường.

3.2.1.2. Môi trường không khí bị tác động do nguồn khí thải

Môi trường không khí và môi trường sống của cộng đồng bị tác động trực tiếp của khí thải do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

- Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Vấn đề về môi trường công nghiệp gắn chặt với trình độ công nghệ và thiết bị sử dụng trong dây truyền sản xuất. Nhìn chung, theo quy hoạch thì hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp đều phải nằm xa khu dân cư, nhưng do vấn đề đô thị phát triển nhanh bao quanh các khu công nghiệp mà vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng là không thể tránh khỏi. Theo tính toán ở phần trên, tải lượng của các loại khí thải nếu chưa được xử lý vào năm 2020 sẽ gấp 7,3 lần so với năm 2006, chủ yếu do việc phát triển các khu công nghiệp. Với một lượng khí thải như vậy, nếu không được quan tâm đúng mức và triệt để thì đây có thể là những nguồn ô nhiễm lớn đối với môi trường sống của dân cư nhất là dân cư ở các vùng đô thị nơi mà nền kinh tế phát triển với công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.

- Từ hoạt động giao thông vận tải

Hoạt động giao thông vận tải là một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường không khí trong các khu vực dân cư đô thị.

Hệ thống đường giao thông ở các đô thị và ven đô thường trong tình trạng hoạt động quá tải. Bên cạnh đó, các phương tiện giao thông cá nhân như ô tô, xe máy tăng lên quá nhanh càng làm cho chất lượng môi trường không khí đô thị bị giảm.

Theo dự báo vào năm 2020 các tác động của hoạt động giao thông đến môi trường không khí sẽ càng trầm trọng hơn do việc xây dựng mới một loạt các tuyến giao thông đường bộ và đi cùng với nó là số lượng phương tiện giao thông cá nhân cũng tăng mạnh. Nếu không có biện pháp quản lý tốt các phương tiện tham gia giao thông thì ô nhiễm không khí, nhất là bụi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến dân cư đô thị.

3.2.1.3. Môi trường nước bị tác động do các nguồn nước thải

Như trên đã trình bày các hoạt động phát triển KT - XH trong tỉnh Nghệ An gây tác động bất lợi đến chất lượng nước tập trung chủ yếu ở một số các khu vực như: các khu tập trung dân cư (đô thị), các khu công nghiệp... Còn đối với các hoạt động nông nghiệp do địa bàn canh tác phân bố rải rác nên hiện nay chưa ghi nhận được các biểu hiện ô nhiễm nước bởi các HCBVTV. Vì vậy để đánh giá tác động của các hoạt động phát triển KT - XH tới môi trường nước mặt, luận văn tập trung một số các khu vực chịu tác động mang tính chất đặc thù như: Khu vực nước sông nhận nước thải của đô thị lớn bao gồm cả chất thải dân sinh và công nghiệp; Khu vực nước sông chịu tác động của khai thác mỏ; và khu vực chịu tác động của nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển.

- Khu vực nước sông chịu tác động của nước thải sinh hoạt đô thị:

Từ Quy hoạch tổng thể cho thấy: sự phát triển của hệ thống đô thị bao gồm thành phố Vinh, các khu đô thị mới, các thị xã, thị trấn, thị tứ...ở Nghệ An trong tương lai sẽ rất mạnh. Điều này có nghĩa là một lượng nước thải sinh hoạt đô thị rất lớn sẽ được thải ra môi trường vào hệ thống sông hồ của tỉnh. Đặc biệt, thành phố Vinh sẽ trở thành thành phố cấp I, là trung tâm của vùng Bắc Trung bộ và cũng sẽ là nơi có nguồn nước thải sinh hoạt lớn nhất. Nước thải sinh hoạt sẽ gây tác động đến nguồn nước mặt tại chỗ là rất lớn. Sông Lam và một số sông khác chảy qua khu vực thành phố Vinh là nơi tiếp nhận toàn bộ nước thải của thành phố Vinh đổ vào qua hàng loạt các công trình tiêu nước. Hiện tại, ở đây đã có dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước, nổi bật nhất là sự gia tăng của các chất dinh dưỡng cũng như các chất hữu cơ có mặt trong nước. Trong tương lai, lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp ở thành phố Vinh sẽ rất lớn, nếu không có những công trình xử lý nước thải thì nước các sông sẽ bị ô nhiễm nặng nề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khu vực nước sông chịu tác động điển hình của khai thác khoáng sản

Tỉnh Nghệ An được đánh giá có tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại nhưng trữ lượng nhỏ. Trong số đó, đang và sẽ được đầu tư khai thác, chủ yếu là: Khoáng sản than có tổng trữ lượng đạt hơn 4 triệu tấn nhưng các mỏ có quy mô nhỏ; Thiếc có trữ lượng không lớn bao gồm cả sa khoáng và gốc, hiện nay

đang triển khai tại Quỳ Hợp; Đá vôi trắng mới được khai thác ở mức độ nhỏ tại Quỳ Hợp...

Như vậy đối với công nghiệp khai thác khoáng sản, khu khai khoáng thiếc tại Quỳ Hợp có tác động tới môi trường lớn nhất. Theo các nghiên cứu của TT Khoa học và Công nghệ môi trường ĐH Bách khoa cho thấy việc khai thác thiếc và đá quý ở Quỳ Hợp ảnh hưởng tới môi trường nước, cụ thể:

Đối với trữ lượng nước mặt: Do các vật liệu san gạt bề mặt đã làm gia

tăng lượng cát bùn trong sông làm biến đổi khả năng trữ nước trong lòng sông, hồ. Vì vậy lượng nước trong sông, hồ chứa giảm đặc biệt trong mùa kiệt.

Đối với chất lượng nước: Các chất thải đã làm gia tăng lượng cát bùn và các ion kim loại nặng trong nước sông. Nước thải mỏ ở đây chủ yếu là nước mưa chảy tràn. Nếu lượng mưa lớn và có mức độ tập trung cao sẽ cuốn trôi theo đất đá trong khu khai thác xuống các vùng trũng. Theo các nghiên cứu thực nghiệm ở trong vùng với lượng mưa ngày trên 300 mm sẽ sinh ra 36-40 nghìn m3 nước có độ đục nước lên tới 500-1100 mg/l. Và đây là nguồn tăng dòng chảy cát bùn trong lòng sông. Ngoài ra các chất hữu cơ cũng gia tăng đáng kể.

Như vậy tác động của khu khai thác khoáng sản thiếc tới môi trường nước sông Hiếu khá rõ nét, cần phải có biện pháp xử lý nước thải phù hợp tiêu chuẩn trước khi đổ vào sông Nậm Thông (phụ lưu trực tiếp đổ vào sông Hiếu), bảo đảm phát triển bền vững tài nguyên nước sông Hiếu, nguồn cung cấp nước chính cho các huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và Tân Kỳ.

- Khu vực chịu tác động của nuôi trồng thuỷ sản

Vấn đề môi trường của các khu vực nuôi trồng thuỷ sản là một vấn đề lớn ở Nghệ An trong tương lai. Nuôi thuỷ sản thâm canh phát triển sẽ gây sức ép tới môi trường nước rất lớn thể hiện qua các vấn đề: Mở rộng diện tích nuôi tôm, nhất là nuôi tôm trên cát sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm mặn đất và nước dưới đất; Làm ảnh hưởng chất lượng các bãi tắm của tỉnh như Cửa Lò, Nghi Lộc, Quỳnh Phương...); Các chất thải từ các đầm nuôi tôm gây ô nhiễm trực tiếp cho nguồn nước mặt.

3.2.1.4. Môi trường nước dưới đất bị tác động do chất thải

Đối với nước dưới đất, đối tượng bị tác động bởi các nguồn chất thải chính là tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Đệ tứ Holocen (qh), tầng chứa nước Holocen và các tầng chứa nước các thành tạo trước Đệ Tứ nằm gần mặt đất. ở những nơi các tầng chứa nước này lộ ra hoặc ở những nơi lớp che phủ tầng không đủ khả năng bảo vệ tầng chứa nước thì chất bẩn trên bề mặt dễ xâm nhập vào tầng chứa nước làm ô nhiễm nước.

3.2.1.5. Môi trường đất bị tác động do chất thải

Môi trường đất chịu tác động trên diện rộng bởi sự gia tăng của các loại chất thải, đặc biệt tại các khu vực đô thị, các khu cụm công nghiệp, các làng nghề và các khu vực xung quanh bị tác động trực tiếp với mức độ khá lớn. Một số chất thải nguy hại như kim loại nặng, dầu thải, thuốc trừ sâu...có thể ngấm vào đất khi được thải ra môitrường.

3.2.1.6. Môi trường sinh thái ven biển bị tác động do phát triển các hoạt động kinh tế-xã hội

Theo quy hoạch, phát triển kinh tế vùng ven biển và vùng biển là một chiến lược phát triển quan trọng của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản ven biển, phát triển khai thác hải sản, phát triển các cảng biển, các cơ sở chế biến thủy hải sản... đồng thời phát triển một số địa bàn du lịch trọng điểm ven biển như: TP. Vinh, TX. Cửa Lò, vùng du lịch biển Quỳnh Lưu - Diễn Châu - Nghi Lộc có thể làm nảy sinh những mâu thuẫn giữa các ngành trong phát triển và làm môi trường sinh thái ven biển bị gia tăng ô nhiễm. Chất thải do nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, dầu mỡ do tàu thuyền đánh bắt hải sản sẽ gia tăng, gây ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ và gây tác động xấu đến cảnh quan bãi biển, bãi tắm...và có thể làm giảm các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng ven biển.

3.2.1.7. Môi trường sống cộng đồng bị tác động do chất thải

Môi trường sống của cộng đồng bị tác động trực tiếp chất thải do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội khu vực.

Theo ước tính lượng chất thải năm 2020 sẽ gấp 3,5 lần so với năm 2005. Việc thu gom, xử lý lượng chất thải là rất lớn và quan trọng. Lượng chất thải nếu không được thu gom, xử lý tốt sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm rất lớn đến môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường nước và môi trường đất, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của cộng đồng. Bên cạnh đó, một số chất thải nguy hại có thể gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ cộng đồng, gây nhiều bệnh tật cho người dân tại khu vực có chất thải.

3.2.1.8. Đối tượng bị tác động là các yếu tố kinh tế

Các hoạt động phát triển trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ sẽ có những tác động lớn đến các thành phần kinh tế. Nền kinh tế chung và các ngành kinh tế, nhất là công nghiệp và dịch vụ sẽ có sự tăng trưởng mạnh, vững chắc. Hàng hoá sẽ được sản xuất nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại, thúc đẩy phát triển xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh cũng như cả nước. Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực đến các thành phần kinh tế vẫn có thể xảy ra trong trường hợp thực hiện quy hoạch. Tác động trực tiếp của quy hoạch đến các yếu tố kinh tế là sự gia tăng chất thải, gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế.

- Đối với nông nghiệp:

Việc chuyển đổi sử dụng đất do phát triển đất xây dựng đô thị, các khu, cụm công nghiệp, đất xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện hoặc các loại cây trồng khác sẽ làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp (đất lúa, cây hàng năm) gây ảnh hưởng đến sản lượng lương thực, thực phẩm. Để nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng sẽ sử dụng lượng phân bón hoá học và HCBVTV nhiều hơn, gây nguy cơ làm gia tăng ô nhiễm đất, nước và có thể gây tác động xấu đến công tác vệ sinh và an toàn thực phẩm.

- Đối với công nghiệp:

Việc phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sẽ làm gia tăng chất thải ra môi trường. Trước thực tế đó đòi hỏi các cơ sở sản xuất phải tăng chi phí sản xuất nhằm quản lý và xử lý chất thải trong khi công nghệ sản xuất có thể

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 43 - 54)