Các nguồn gây tác động có liên quan đến các loại chất thả

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 32 - 43)

3.1.1.1. Nguồn phát sinh khí thải

Đến năm 2020 ở Nghệ An quá trình đô thị hoá nhanh, các ngành và lĩnh vực phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ngành công nghiệp. Vì vậy, môi trường

không khí sẽ bị ảnh hưởng mạnh do khối lượng lớn khí thải sẽ được thải vào môi trường. Các nguồn phát sinh khí thải chính đến năm 2020 sẽ là do hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải. Ô nhiễm không khí do sinh hoạt sẽ được giảm bớt do đun nấu của người dân bằng các loại nhiên liệu hoá thạch như: than, dầu... sẽ giảm.

Việc dự báo thải lượng khí thải do các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải là một việc rất khó khăn. Trong phạm vi luận văn chỉ dự báo thải lượng khí thải do hoạt động công nghiệp (đây là nguồn gây ô nhiễm chính) trên diện tích đất công nghiệp được dự kiến quy hoạch đến năm 2010, tầm nhìn 2020.

Bảng 3.1: Quy mô diện tích các khu CN, TTCN đến năm 2020

TT KCN, tiểu thủ CN Diện tích (ha)

2005 2010 2020 1 KCN Bắc Vinh 143 143 2 KCN Nam Cấm 245,6 245,6 3 KCN Hoàng Mai 200 354 4 KCN Phủ Quỳ 100 400 5 KCN Anh Sơn 200 6 KCN Đô Lương 250 7 KCN Thanh Chương 250

8 KCN Hưng Tây và Nghi Hoà

400

9 Cụm công nghiệp 490 790

Tổng 416,7 1179,6 3032,6

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

Theo Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An, trong giai đoạn 2006-2010 tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản 04 KCN: Bắc Vinh, Nam Cấm, Hoàng Mai, Phủ Quỳ. Sau năm 2010, thành lập thêm một số KCN mới: Hưng Tây (Hưng Nguyên), Nghi Hoa (Nghi Lộc), Đô Lương (chủ lực là xi măng) và Anh Sơn (gắn với đường Hồ Chí Minh), Thanh Chương (gắn với tuyến QL46 và đường Hồ Chí Minh) với chủ lực là chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng.

Giai đoạn 2006-2010 xây dựng cơ sở hạ tầng cho 23 cụm công nghiệp với tổng diện tích 490 ha. Giai đoạn sau 2010 đầu tư 15 cụm công nghiệp với quy

mô diện tích 300 ha. Ngoài ra, mục tiêu đến năm 2020 xây dựng khoảng 1000 làng nghề TTCN.

Đối với các KCN chưa có các dự án đầu tư cụ thể, trong khi chưa có các tài liệu hướng dẫn tính toán đủ độ tin cậy, trong phạm vi luận văn tạm dùng hệ số tính toán thải lượng ô nhiễm ước tính (kg chất ô nhiễm/ha diện tích KCN trong 1 ngày đêm) do Trung tâm Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường TP Hồ Chí Minh đưa ra dựa trên tổng kết thực tế số liệu thải lượng ô nhiễm trung bình của một số KCN như sau:

Bảng 3.2: Hệ số ô nhiễm khí thải trung bình từ các khu công nghiệp

Chỉ tiêu Hệ số ô nhiễm (kg/ha/ngày đêm)

Bụi 8,18

SO2 78,27

NO2 5,11

CO 2,42

Tải lượng khí thải từ các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Nghệ An được tính từ diện tích đất các khu công nghiệp và hệ số ô nhiễm trung bình.

Bảng 3.3: Dự báo tải lượng ô nhiễm từ các KCN, TTCN Nghệ An

(tấn/năm)

Năm SO2 NO2 CO Bụi

2005 11.904,5 777,2 368,1 1.244,1

2010 33.699,5 2.200,1 1.041,9 3.521,9

2020 86.637 5.656,3 2.678,7 9.054,4

3.1.1.2. Nguồn phát sinh nước thải

Nước trên các sông suối trên bề mặt là một yếu tố không thể thiếu được cho sự phát triển kinh tế xã hội nhưng đây cũng là nơi chịu tác động mạnh mẽ nhất của các hoạt động này thông qua lượng chất thải cả về dạng rắn lẫn dạng lỏng. Các chất thải đã làm thay đổi bất lợi cho tài nguyên môi trường nước. Đối với các sông suối thuộc tỉnh Nghệ An, các nguồn gây ô nhiễm chính bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguy cơ ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.

Theo Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 thì đến năm 2020 người dân trong tỉnh sẽ được sử dụng nước sạch với tiêu chuẩn là

150l/người ngày. Lượng nước thải sinh ra được tính trung bình bằng 80% lượng nước cấp (theo WHO, 1985).

Dựa vào dự báo về dân số trong tỉnh, có thể tính được nhu cầu sử dụng nước cũng như lượng nước thải ra trong toàn tỉnh và các khu đô thị trong tỉnh như sau:

Bảng 3.4: Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và lượng nước thải ra môi

trường năm 2020 của tỉnh Nghệ An.

Dân số (10.000 người) Nhu cầu sử dụng nước (m3/ngày) Nước thải (m3/ngày) TP. Vinh 65 97.500 78.000

Các đô thị vệ tinh của TP

Vinh 2,5-3 3.750 - 4.500

3.000- 3.600

TX Hoàng Mai 16 24.000 19.200

TX. Diễn Châu, Đô Lương 9-10,0 13.500 - 15.000 10.800- 12.000 Đô thị vùng miền núi Tây

Bắc 5,9 8.850 7.080

Đô thị miền núi Tây Nam 17,1 25.650 20.520

Toàn tỉnh 350 525.000 420.000

Theo tính toán của nhiều quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đưa vào môi trường (nếu không qua xử lý) được thể hiện trong bảng 3.5.

Bảng 3.5: Khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải vào môi trường

Chất ô nhiễm Khối lượng

(g/người/ngày)

Khối lượng trung bình (g/người/ngày) Chất rắn lơ lửng (TSS) 70 – 145 107,5 BOD5 45 – 54 49,5 COD 72 – 102 87,0 Amoni (NH4) 2,4 – 4,8 3,6 Tổng Nitơ (N) 6 – 12 9,0 Tổng Phốt 0,8 – 4,0 2,4

pho (P)

(Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường ( ENTEC), 2001)

Tải lượng trung bình của các chất ô nhiễm sinh ra trong nước thải sinh hoạt của dân cư vùng nghiên cứu đến năm 2020, được thể hiện trong bảng 3.6.

Nước thải sinh hoạt thường được thải trực tiếp ra môi trường nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường, đặc biệt là môi trường nước mặt và nước dưới đất - nguồn nước đang được khai thác để sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các mục đích phát triển kinh tế - xã hội khác.

Bảng 3.6: Dự báo tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước

thải sinh hoạt vùng nghiên cứu năm 2020 (tấn/năm) Chất ô nhiễm Vùng TSS BOD5 COD NH4 ΣN ΣP TP. Vinh 25504,4 11743,9 20640,8 854,1 2135,3 569,4 Các đô thị vệ tinh của TP Vinh 980,9- 1177,1 451,7- 542,0 793,9- 952,7 32,9- 39,4 82,1- 98,6 21,9- 26,3 TX Hoàng Mai 6278 2.890,8 5080,8 210,2 525,6 140,2 TX. Diễn Châu, Đô Lương 3531,4- 3923,8 1626,1- 1806,8 2858,0- 3175,5 118,3- 131,4 295,7- 328,5 78,8- 87,6 Đô thị vùng

miền núi Tây Bắc

2315,0 1067,0 1873,6 77,5 193,9 51,7

Đô thị miền

núi Tây Nam 6709,6 3089,5 5430,1 224,7 561,7 149,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Toàn tỉnh 137.331,3 63.236,25 111.142,5 4.599 11.497,5 3.066

- Nguy cơ ô nhiễm do nước thải công nghiệp.

Thực tế cho đến nay chưa đủ cơ sở để có thể dự báo chính xác được nhu cầu sử dụng nước cho các khu công nghiệp trong toàn tỉnh. Theo các chuyên gia Nhật Bản (JICA) nhu cầu nước sử dụng trong công nghiệp đối với các tỉnh đang phát triển các khu công nghiệp sẽ bằng khoảng 30% lượng nước cấp sinh hoạt.

Như vậy nhu cầu nước cho công nghiệp đến năm 2020 khoảng 175.000 m3/ngày (64 triệu m3/năm) và thải ra môi trường khoảng 140.000 m3 (51 triệu m3/năm) nước thải trong một ngày.

Thành phần của nước thải công nghiệp chủ yếu là các yếu tố: Các kim loại nặng như Al3+, Pb2+, As3+, Hg2+, Cu2+, hàm lượng BOD5, COD, TSS, Coliform, Fecal Coliform vv. Cụ thể, chúng còn tuỳ thuộc vào đặc thù của từng ngành công nghiệp mà có các loại chất thải với nồng độ chất gây ô nhiễm khác nhau. Nồng độ trung bình ước tính của các chất ô nhiễm trong nước thải các khu công nghiệp ở Việt Nam được trình bày trong bảng 3.7.

Bảng 3.7: Ước tính nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải các KCN ở Việt Nam.

Thông số Nồng độ trung bình (mg/l)

TSS 253

BOD5 170

COD 271

(Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường ( ENTEC ), 2001)

Như vậy, nếu theo ước tính trên, có thể tính được tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải khu, cụm CN vùng nghiên cứu năm 2020 của tỉnh Nghệ An.

Bảng 3.8: Dự báo tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước

thải khu, cụm công nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2020 Thông số Nồng độ trung bình (mg/l) Tải lượng chất ô nhiễm trung bình (tấn/năm) TSS 253 12.928,3 BOD5 170 8.687,0 COD 271 13.848,1

Kiểm soát các nguồn nước thải công nghiệp là việc làm hết sức cần thiết nhằm giảm thiểu ô nhiễm do nước thải. Đặc biệt là các kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học cần được kiểm soát chặt chẽ ở ngay tại nơi

phát sinh nước thải hoặc trước khi thải vào nguồn tiếp nhận là những dòng chảy dùng để tưới tiêu, tái sinh vào hệ thống nước hay ngấm xuống nước dưới đất.

- Nguy cơ ô nhiễm do nước thải từ công nghiệp khai khoáng.

Tỉnh Nghệ An có một số tài nguyên khoáng sản đang được khai thác như các loại đá để sản xuất vật liệu xây dựng và một số khoáng sản kim loại khác như thiếc... Với phương thức khai thác khoáng sản (mỏ lộ thiên) như hiện nay, khả năng gây ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng của việc khai thác mỏ lộ thiên rất lớn. Nước thải mỏ ở đây chủ yếu là nước mưa chảy tràn. Nếu lượng mưa lớn và có mức độ tập trung cao sẽ cuốn trôi theo đất đá trong khu khai thác xuống các vùng trũng.

Bên cạnh đó, các hóa chất được sử dụng luyện quặng cũng là nguồn ô nhiễm, như đối với khu vực Quỳ Hợp... khả năng sử dụng nguồn nước không cao.

- Nguy cơ ô nhiễm nước do nuôi trồng thuỷ sản.

Trải dài 82 km bờ biển và diện tích đất bị nhiễm mặn lên tới trên 29.000 ha, Nghệ An có địa hình thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay toàn tỉnh đã có 1.400 ha mặt nước nuôi thuỷ sản nước lợ. Ngành thủy sản phấn đấu đến năm 2020 ổn định diện tích nuôi thủy sản mặn lợ ở mức 3500-3700 ha trên cơ sở tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt 22.000 ha. Như vậy sự phát triển cả về diện tích, sản lượng nuôi trồng, khai thác và chế biến của ngành thủy sản sẽ làm tăng lượng chất thải và gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái nhạy cảm vùng cửa sông ven biển và ảnh hưởng đến hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái khu dân cư.

Các khu vực bầu, đầm ven biển đã có dấu hiệu ô nhiễm, cần phải có biện pháp khắc phục ngay nếu để lâu sẽ rất khó khăn vì các hệ sinh thái sẽ bị thay đổi theo chiều hướng xấu.

Tiềm năng ô nhiễm do phát triển các đầm nuôi tôm không quy hoạch cũng là nguy cơ đáng quan tâm tại hạ lưu và cửa sông các sông suối trong vùng.

Trong sản xuất nông nghiệp nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước lớn nhất là việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. Theo dự báo lượng phân bón được sử dụng ở Nghệ An vào năm 2020 là 66.000 tấn và dư lượng sẽ là 39.600 tấn. Lượng HCBVTV được sử dụng là 173 tấn với dư lượng là 86,5 tấn.

Một số hoá chất bảo vệ thực vật (hoạt chất) được nông dân trong tỉnh sử dụng nhiều là Cypermethrin, Chlorfluazuron, Endosulfan, Monocrotophos, Bordeaux, Hexaconazole, Mancozeb, Propiconazole, trong đó đa số là thuốc nhóm III (ít độc), tuy vậy cũng có những thuốc có độ độc cấp tính cao như Monocrotophos, Endosulfan, Endosulfan hoặc một số hoạt chất khác có thời gian phân huỷ chậm như Mancozeb. Những hoạt chất phân huỷ chậm sẽ rất nguy hiểm vì nó dễ dàng ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất cũng như nước dưới đất. Mặt khác khi mưa xuống các hoạt chất trên theo dòng nước ra các kênh mương rồi ra hồ gây ô nhiễm cho vùng nước mặt. Ngoài ra nông dân chưa có kiến thức sử dụng thuốc trừ sâu một cách hợp lí (phun không đúng thời gian, phun quá mức) và vệ sinh dụng cụ sau khi phun (một số nông dân rửa dụng cụ tại các kênh, sông) đây cũng chính là nguyên nhân gây nhiễm độc nguồn nước.

- Nguy cơ ô nhiễm nước do chôn cất, mai táng trong hệ thống các nghĩa địa.

Theo quy hoạch, đất được sử dụng để xây dựng các nghĩa trang, nghĩa địa đến năm 2020 là 7.206 ha. Các chất thải hữu cơ, vi trùng gây bệnh có thể xâm nhập vào đất và lan truyền vào môi trường nước mặt và nước dưới đất nếu như các hệ thống nghĩa trang này không được xây dựng và thiết kế kỹ thuật theo như quy định. Đây là một dạng gây ô nhiễm khá nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại các khu vực lân cận các nghĩa địa.

3.1.1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn

Các nguồn chất thải rắn (CTR) chủ yếu bao gồm: CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp và CTR y tế.

Theo cách tính toán trong báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2005 thì: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ lệ CTR nguy hại trong chất thải rắn y tế là 25%

- Tỷ lệ CTR công nghiệp nguy hại chiếm 35-41% CTR công nghiệp.

1. Chất thải rắn sinh hoạt

Theo Quy chuẩn Quy hoạch xây dựng đô thị do Bộ xây dựng ban hành, các tiêu chuẩn về CTR sinh hoạt được tính theo các loại đô thị loại I là 1,2kg/người/ngày loại II:1,1kg/người/ngày và loại III là 1kg/người/ngày. Đối với Nghệ An, luận văn tính trung bình lượng rác thải sinh hoạt năm 2020 cho dân cư vùng đô thị là 1,1 kg/người/ngày và nông thôn là 0,7 kg/người/ngày.

Theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dân số toàn tỉnh tính đến năm 2020 là 3.500.000 người, trong đó khu vực đô thị là 1.295.000 người và nông thôn là 2.205.000 người, tổng lượng CTR sinh hoạt ước tính là: 1.083.320 tấn, trong đó CTR không nguy hại là 1.076.820 tấn, CTR nguy hại là 6500 tấn.

2. Chất thải rắn y tế

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An số giường bệnh trong khu vực sẽ tăng đạt bằng mức trung bình cả nước 25 giường bệnh/10.000 dân, vậy tổng số giường bệnh toàn tỉnh ước tính đến năm 2020 là: 8.750 giường. Theo Phạm Ngọc Đăng, khối lượng CTR không nguy hại thải ra trung bình của 1 giường bệnh vùng đồng bằng sông Hồng là 1,4-1,7 kg/giường/ngày đêm. Đối với Nghệ An, luận văn lấy hệ số này là 1,5 kg/giường/ngày đêm. Vậy lượng CTR y tế phát sinh vào năm 2020 ước tính: tổng lượng CTR bệnh viện là 4.791 tấn, trong đó CTR nguy hại là 1.198 tấn.

3. Chất thải rắn công nghiệp

Theo Phạm Ngọc Đăng trong chuyên khảo: Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam (2004), phương pháp dự báo CTR công nghiệp được dựa trên nguyên lý: Giả định rằng lượng CTR công nghiệp sẽ tăng tỷ lệ thuận cùng với tốc độ phát triển của ngành công nghiệp (không tính đến CTR công nghiệp từ các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ). Lượng CTR công nghiệp phát sinh được tính bằng cách lấy lượng CTR công nghiệp của một năm nào đó nhân với tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp

cùng năm tương ứng. CTR công nghiệp nguy hại được quy định bằng 35-41% tổng lượng CTR công nghiệp.

Theo quy hoạch tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong các giai đoạn 2006-2010 là 19,8%, giai đoạn 2011-2015 là 14,2% và giai đoạn 2016- 2020 là 12,2%, có thể ước tính lượng CTR công nghiệp theo các giai đoạn như sau:

Bảng 3.9: Ước tính tổng lượng chất thải rắn công nghiệp đến năm 2020

Năm Lượng CTR không nguy hại (tấn/năm)

Lượng CTR nguy hại (tấn/năm) Tổng lượng CTR (tấn/năm) 2010 183.912 112.720 293.633 2015 357.225 218.944 576.169 2020 635.193 389.312 1.024.505

Bảng 3.10: Ước tính tổng lượng chất thải rắn tỉnh Nghệ An năm 2020

TT Các loại chất thải rắn Tổng

(tấn/năm)

Tỷ lệ (%)

1 Chất thải sinh hoạt 1.076.820 51,3

2 Chất thải công nghiệp 1.024.505 48,5

3 Chất thải y tế 4.791 0,2

4 Chất thải nguy hại 397.009

Tổng cộng lượng chất thải rắn 2.112.615 100

Tính đến năm 2020, lượng CTR tăng gấp 3,5 lần so với năm 2005. Trong đó, lượng CTR sinh hoạt chiếm 51,3%, CTR công nghiệp chiếm 48,5 và CTR y tế chiếm 0,2%. Trong đó, lượng chất thải nguy hại là 397.009 tấn, chiếm 18,8% tổng

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 32 - 43)