Kết quả từ kiểm định unit root cho thấy tất cả các biến đều không tĩnh và liên kết cùng bậc, từ đó có thể có khả năng tồn tại một mối quan hệ dài hạn giữa các biến. Để nhận biết đƣợc mối quan hệ đó, chúng ta sử dụng kiểm định đồng liên kết phức tạp của Johansen (1998) bằng cách sử dụng biến trễ 1 năm dựa trên tiêu chuẩn Schwarz (SIC)
http://svnckh.com.vn 59
Bảng 9: Kết quả kiểm định hạng đồng liên kết
H0 H1 Max statistic 1% critical value Trace statistic 1% critical value 0 = r r > 0 32.5663 32.24 70.2689 54.46 r ≤ 1 r > 1 21.8855 25.52 37.7026 35.65 r ≤ 2 r > 2 11.7768 18.63 15.8171 20.04 r ≤ 3 r > 3 4.0403 6.65 4.0403 6.65
Kết quả ở bảng 2 biểu thị các giá trị riêng lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và giá trị tới hạn tƣơng ứng. Các giá trị kiểm định trên giúp kiểm định giả thuyết không r = 0 với các giá trị thay thế chung r = 1,2,3. Giá trị kiểm định trace statistic nhỏ hơn giá trị tới hạn ở dòng thứ ba cho thấy không thể bác bỏ giả thuyết r ≤ 2. Trong khi đó max statistic lại chỉ ra rằng ta không thể bác bỏ giả thuyết H0: r ≤ 1. Điều đó có nghĩa là có tồn tại một vector đồng liên kết hay có thể nói có một mối quan hệ trong dài hạn giữa GDP, Vốn, Lao động và nợ nƣớc ngoài phải trả.
Vì bài nghiên cứu phân tích tác động của nợ nƣớc ngoài phải trả tới tăng trƣởng kinh tế nên vector đồng liên kết sẽ đƣợc chuẩn hoá đối với GDP nhằm mục đích dễ dàng hơn trong việc phân tích đánh giá. Vector chuẩn hoá đƣợc trình bày nhƣ trong bảng 2.7.
Bảng 10: Johansen normalization restriction imposed
beta Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] _ce1 LnY 1 . . . . . LnK -.4616691 .0329641 -14.01 0.000 -.5262775 -.3970607 LnL -.3513979 .1844241 -1.91 0.057 -.7128625 .0100667 LnDS .0185985 .0041063 4.53 0.000 .0105504 .0266467 _cons -5.276678 . . . . .
http://svnckh.com.vn 60 Ta có thể viết lại vector đồng liên kết trên dƣới dạng hàm toán học nhƣ sau:
LnY = 0,4616691LnK + 0.351399 LnL – 0.0185985LnDS + 5.276678
Các hệ số trong mô hình thể hiện sự co giãn của nợ nƣớc ngoài phải trả, vốn, lao động đối với tổng sản phẩm quốc gia hay nói cách khác là khi vốn, lao động, nợ nƣớc ngoài phải trả thay đổi 1% thì tổng sản phẩm quốc nội thay đổi bao nhiêu phần trăm. Dấu âm trong hệ số biến nợ phải trả cho thấy một sự tăng lên trong quy mô nợ phải trả sẽ dẫn tới sự giảm sút trong tăng trƣởng kinh tế. Hệ số của vốn mang dấu dƣơng thể hiện ảnh hƣởng tích cực tới nền kinh tế của vốn; khi vốn tăng sẽ kích thích tiềm năng tăng truởng của nền kinh tế và tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Thêm vào đó, tăng trƣởng kinh tế đồng nghĩa với tăng thu nhập và tiết kiệm nội địa, từ đó làm giảm nhu cầu vay vốn nƣớc ngoài để đầu tƣ; hay tăng trƣởng kinh tế sẽ làm giảm nợ nƣớc ngoài tích luỹ cũng nhƣ tỷ lệ nợ phải trả. Tƣơng tự vốn, hệ số của biến lao động dƣơng chứng tỏ tác động tích cực của nó tới tăng trƣởng kinh tế. Tóm lại, Mô hình trên cho thấy nợ nƣớc ngoài phải trả ảnh hƣởng tiêu cực tới tăng trƣởng kinh tế trong dài hạn, còn lực lƣợng lao động và vốn lại có tác động tích cực tới tăng trƣởng kinh tế trong dài hạn. Kết quả trên chứng tỏ rằng có sự tồn tài của hiện tƣợng “debt overhang” ở Việt Nam.