Thị trờng OTC

Một phần của tài liệu Phương hướng hoàn thiện khung pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 66 - 67)

II. các vấn đề liên quan đến việc xây dựng luật chứng khoán

c.Thị trờng OTC

Hiện nay, số lợng chứng khoán không niêm yết, giao dịch trên TTCK tập trung là rất lớn, và các chứng khoán đó vẫn đợc giao dịch trên thị trờng chứng khoán tự do. Tuy nhiên, việc giao dịch các loại chứng khoán này gặp phải rất

nhiều khó khăn do cơ chế chuyển nhợng không rõ ràng, không có thị trờng chính để giao dịch Vì vậy mà ng… ời có nhu cầu bán và ngời có nhu cầu mua ít khi gặp đợc nhau, từ đó dẫn đến khả năng thanh khoản không cao, giá cả chứng khoán không có sự thống nhất, thiếu sự quản lý và dễ dẫn đến sự lừa đảo trong các giao dịch chứng khoán.

Các nớc khi xây dựng TTCK, ngoài việc thành lập các sở giao dịch tập trung họ còn thành lập thị trờng OTC - thị trờng phi tập trung - để tiến hành giao dịch các loại chứng khoán khác nhau. Chính điều này đã tạo ra sự sôi động, hấp dẫn trong hoạt động của TTCK, và là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự phát triển của TTCK.

Để tạo thuận lợi trong giao dịch cho các loại chứng khoán không đủ tiêu chuẩn niêm yết, chúng ta nên thành lập thị trờng OTC bên cạnh TTCK tập trung. Việc thành lập thị trờng OTC sẽ giúp cho các chứng khoán không đủ tiêu chuẩn niêm yết trên TTCK tập trung có địa điểm giao dịch, kích thích yếu tố cung cầu, nâng cao khả năng thanh khoản của chứng khoán và từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phát hành khi muốn huy động vốn thông qua hình thức phát hành các loại chứng khoán này.

Những nội dung chính cần quy định trong Luật Chứng khoán về thị trờng OTC, đó là: điều kiện thành lập và cơ chế quản lý thị trờng OTC; thành viên và quản lý thành viên; điều kiện niêm yết, giao dịch và thanh toán chứng khoán; chế độ thông tin, báo cáo, kiểm tra, giám sát trên thị trờng OTC...

Một phần của tài liệu Phương hướng hoàn thiện khung pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 66 - 67)