Vùng Đông Bắc

Một phần của tài liệu tăng trưởng rừng (Trang 25 - 26)

8. Vùng sinh thái tăng trưởng loài cây rừng Việt mam

8.3. Vùng Đông Bắc

-Vùng Đông Bắc bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc cạn, Thái nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh. Đây là vùng giáp biển ở phía Đông Bắc Việt nam.

Địa hình vùng này chủ yếu là đồi núi thấp, có nhiều thung lũng. Các dãy núi ở đây tạo thành các cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều. Các dãy núi có độ cao khá đồng đều khoảng từ 1000-1500m và được hình thành từ các loại đá khá phổ biến như riolit, diệp thạch, sa thạch, đá vôi.

Đất rừng vùng này phần lớn đã bị thoái hoá do các hoạt động nương rẫy, chặt phá rừng bừa bãi. Đất đai chủ yếu là feralit vàng đỏ được hình thành từ đá sa thạch, đá macma axit, đá phiến thạch sét.

Do ảnh hưởng của địa hình và vị trí địa lý nên gió mùa Đông Bắc lạnh có ảnh hưởng rất lớn tới vùng này. Mùa lạnh ở đây kéo dài, vành đai thực vật á nhiệt đới xuống thấp (khoảng 500m). Nhiệt độ bình quân năm đạt 21-230C. Nhiệt độ tháng lạnh nhất từ 12-160C và tháng nóng nhất từ 27-280C. Chế độ ẩm vùng này khá hơn vùng Tây Bắc nhưng kém hơn vùng Trung Tâm. Nơi có lượng mưa thấp nhất cũng đạt 1400mm/năm, nơi cao nhất 2700mm/năm. Số ngày mưa nhiều, khoảng 130-170mm/năm. Mùa khô có thể vẫn có mưa nhỏ, mưa phùn.

Nhìn chung vùng Đông Bắc tương đối thuận lợi cho sinh trưởng phát triển cây trồng. Vùng này có phân bố các quần thể cây gỗ đặc trưng như Lim xanh, Dẻ, Táu mật, Nghiến, , Thông nhựa, Thông đuôi ngựa, các loài cây đặc sản như Hồi, Quế, các loài tre nứa như Trúc, Vầu...Đây cũng là vùng trồng nhiều loài cây cung cấp nguyên liệu gỗ trụ mỏ cho vùng mỏ than Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu tăng trưởng rừng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)