Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Vùng Tây Nam Bộ)

Một phần của tài liệu tăng trưởng rừng (Trang 32 - 33)

8. Vùng sinh thái tăng trưởng loài cây rừng Việt mam

8.9.Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Vùng Tây Nam Bộ)

Vị trí địa lý: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với tổng diện tích tự nhiên trên 4 triệu ha, bao gồm 13 tỉnh: Đồng Tháp; Long An; Tiền Giang; Bến Tre; Vĩnh Long; Trà Vinh; TP cần Thơ; Hậu Giang; Sóc Trăng; Bạc Liêu; An Giang; Kiên Giang; Cà Mau.

Vùng ĐBSCL có toạ độ địa lý: - Từ 8o 00'đến 10o24' vĩ độ Bắc.

- Từ 104o00' đến 106o43' kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp các tỉnh Tây Ninh và TP Hồ Chí Minh - Phía Tây giáp Căm Pu Chia.

- Phía Đông và Nam giáp biển Đông.

Địa hình, địa thế: Vùng ĐBSCL có địa hình thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, phần lớn là cánh đồng và cánh đồng ngập lũ (điển hình là vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên ) vùng phức hợp ven biển (bán đảo Cà Mau) và các vùng trũng (các đầm lầy than bùn ở U Minh).

Khí hậu: Khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Từ tháng mười hai đến tháng ba là mùa khô. Từ tháng tư, nhiệt độ và độ ẩm tăng lên và mùa mưa bắt đầu vào tháng năm;

Lượng mưa có biến đổi theo địa phương, vùng phía Tây nam có lượng mưa mỗi năm (2500 mm) vào khoảng gấp đôi lượng mưa ở các vùng phía Bắc (1250 mm). Lượng mưa cao nhất tập trung vào tháng chín và mười;

-Nhiệt độ: trung bình không biến đổi nhiều trong thời gian cả năm, thường là từ 26oC vào tháng giêng và 29oC vào tháng tư.

Hệ thống thuỷ văn: Hai vùng này có rất nhiều các con sông lớn như: Tiền Giang, Hậu Giang, Vàm Cỏ vv... Sự khác biệt theo mùa của khí hậu dẫn đến sự khác biệt tương ứng về dòng chảy của các sông nhất là sông Mê Kông. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chăng chịt nên giao thông đường thuỷ ở đây phát triển rất mạnh

Về nông, lâm nghiệp: Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long với trên 85% dân số làm nghề nông;

Lâm nghiệp: Vùng đồng bằng sông Cửu Long sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu kinh tế của vùng. Những hoạt động Lâm nghiệp mang tính bảo tồn và kết hợp phòng hộ và bảo vệ cảnh quan môi trường trong vùng, tập trung chủ yếu ở vườn quốc gia U Minh.

Rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn tập trung ven biển các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau điển hình là các loại cây Đước, Mắm.

Rừng Tràm: Phân bố ở các vùng đầm lầy, vùng ngập nước không thường xuyên, đất đai bị nhiễm phèn nặng. Rừng Tràm tập trung nhiều ở khu vực U Minh thuộc địa phận tỉnh Cà Mau và Kiên Giang.

Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh: Phân bố ở một số Đảo như Đảo Phú Quốc, đảo hòn Khoai... Loại rừng này chiếm diện tích không nhiều và không điển hình cho hệ thực vật rừng vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Nhìn chung đây là vùng có rừng ngập mặn và rừng Tràm phát triển tốt nhất nước do đất đai ở đây được hình thành từ lớp phù sa của sông Mê kông có tầng đất rất dày và rất màu mỡ. Đây cũng là những kiểu rừng điển hình cho vùng ĐBSCL.

Một phần của tài liệu tăng trưởng rừng (Trang 32 - 33)