8. Vùng sinh thái tăng trưởng loài cây rừng Việt mam
8.6. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Vị trí: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ gồm Đà Nẵng, Quảng nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hoà, có toạ độ địa lý: 110 50’ 30’’-160 15’ 00’’ Độ vĩ Bắc 1070 20’ 00’’- 1090 20’ 00’’ Kinh độ Đông
Địa hình: Vùng DHNTB là một phần phía đông của dãy Trường sơn Nam. Do vậy địa
hình ở đây kiểu ta luy có núi cao, dốc lớn, thung lũng sông ngắn, hẹp, nhiều chỗ núi chạy ra sát biển . Do núi trên thượng nguồn của các con sông được cấu tạo từ các đá nghèo dinh dưỡng như Granit, Ryolit, Daxit, Sa thạch...nên phù sa sông kém màu mỡ, bãi cát xuất hiện nhiều.
Khí hậu: Vùng DHNTB có dãy Hải Vân chắn ngang ở phía Bắc nên mùa Đông đã
hạn chế được gió mùa đông lạnh. Gió mùa Đông bắc vẫn có thể thổi vào đây nhưng bị biến tính đi rất nhiều và không đủ s ức t ạo ra một mùa đông lạnh như các vùng miền Bắc. Vì thế có thể nói rằng vùng DHNTB là vùng khí hậu nhiệt đới không có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm ở các đai thấp đều trên 250C. Vùng này có gió Lào khô nóng xuất hiện vào mùa hè. Mùa mưa vào nùa thu đông do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đưa hơi ẩm vào gặp dãy Trường Sơn cắn lại tụ hội thành mưa. Lượng mưa giảm dần từ Đà nẵng (2000mm/năm) vào Khánh Hoà (1700mm/năm). Vùng DHNTB là nơi chịu nhiều ảnh hưởng của mưa bão vào các tháng 8,9,10.
Thuỷ văn: Vùng DHNTB có hệ thốngỷtên 400 con sông có chiều dài trên 10km. Nhìn
chung các sông dều ngắn và dốc, phần lớn bắt nguồn từ dãy Trường Sơn và chảy ra biển. Do độ dốc của sông lớn nên mùa mưa nước chảy xiết gây lũ lụt ở đồng bằng còn mùa khô thường bị hạn hán. Các sông nói chung có lượng phù sa thấp nên đồng bằng phù sa ít màu mỡ
Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Phân bố rộng khắp các tinhr trong vùng.
Rừng kín lá rộng nửa rụng lá hơi ẩm nhiệt đới : Phân bố chủ yếu ở Phú Yên, Khánh Hoà
Rừng thưa cây lá rộng rụng lá (rừng Khộp): Phân bố chủ yêu ở Phú yên
Rừng Trồng: phân bố ở vùng đồi núi thấp ven biển của tất cả các tỉnh trong vùng.
Hệ thực vật rừng DHNTB chịu ảnh hưởng của các luồng thực vật sau:
Luồng thực vật Malai-Inđônexia từ phía nam lên tiêu biểu là các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) gồm các chi Dipterocarpus, Hopea, Parashorea, các loài Cẩm liên, Dầu trai, Dầu rái, Dầu đót tím...Luồng thực vật này phân bố chủ yếu ở Phú Yên, Khánh Hoà.
Luồng thực vật Hymalaya-Vân nam-Quí Châu từ phí Bắc xuống theo các dãy núi cao. Thực vật gồm có các loài cây lá rộng thuộc họ Dẻ, họ Thích, họ Đỗ quyên...Luồng thực vật này phân bố chủ yếu dọc biên giới phía tây của Đà Nẵng, Quản Nam, Quảng Ngãi.
Luồng thực vật India-Mianma di cư từ phía Tây tiêu biểu là các loài thuộc họ Bàng (Combretaceae), họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ tử vi (Lythraceae), họ Gạo (Bombacaceae). Luồng thực vật này phân bố chủ yếu ở Phú Yên, Khánh Hoà.
Luồng thực vật bản địa Bắc Việt nam-Nam Trung Hoa tiêu biểu là các loài thuộc họ Dẻ, họ Mộc Lan, Họ Đậu, Họ Na, Họ Côm. Thực vật bản địa phân bố rộng rãi ở các tỉnh trong vùng.
Tốc độ sinh trưởng của thực vật:
Do đặc điểm khí hậu tương đối khô hạn, đất đai nghèo dinh dưỡng nên thực vật nói chung sinh trưởng kém hơn các vùng khác.