Bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 89 - 94)

6 () Năm 2010 dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

2.4. Bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã

Một là: Nắm vững các quan điểm chỉ đạo của Trung ương, tập trung đẩy

mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, không ngừng nâng cao nhận thức về dân chủ và thực hành dân chủ ở cơ sở.

Đây là việc đầu tiên trong những công việc phải triển khai. Đối tượng tuyên truyền là người dân, trước hết và chủ yếu là nông dân. Để tuyên truyền có hiệu quả và tác dụng thiết thực, người tuyên truyền, vận động phải nắm vững mục đích, nội dung, phương pháp tuyên truyền và đối tượng của mình.

Hai là: Phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức trong

hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp xã. Quan tâm chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện QCDC gắn với việc thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, các loại phí, lệ phí và các quy định của pháp luật. Nâng cao chất lượng dân chủ đại diện, mở rộng dân chủ trực tiếp; nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường đối thoại tháo gỡ khó khăn từ cơ sở, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và nhà nước. Phát huy dân chủ, khâu quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc chính là xây dựng và ban hành được các quy chế, quy ước thực hiện dân chủ ở cơ sở. Phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc trực tiếp chỉ đạo xây dựng và thực hiện QCDC góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ; công khai các hoạt động quản lý, điều hành; nâng cao tinh thần, trách nhiệm thực hành dân chủ của đội ngũ cán bộ, công chức; từng bước ngăn chặn tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí ở cơ sở.

Ba là: Tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ

thống chính trị về chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá kết quả việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Phát huy dân chủ ở cơ sở gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động ở cơ sở. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, việc thực hiện QCDC gắn với xây dựng và đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, xã hội như: tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống của làng, xã, lễ hội văn hóa vùng, miền, khu vực; lễ hội tôn vinh người có công, người vượt khó học giỏi; huy động sức dân xây dựng nhà văn hóa, các công trình văn hóa... sẽ tạo sự phấn khởi trong quần chúng lao động, nhân dân tích cực thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa", "Xóa đói, giảm nghèo" và thực hiện tốt các chính sách xã hội, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn ổn định và từng bước cải thiện cuộc sống.

Bốn là: Nâng cao chất lượng tham mưu cho cấp ủy, phối hợp chặt chẽ

với chính quyền, các đoàn thể nhân dân trong xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở; tập trung chỉ đạo, nâng cao chất lượng thực hiện QCDC và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, xây dựng xã hội đồng thuận, đoàn kết, giúp đỡ nhau, tạo sự đồng đều về kết quả xây dựng và thực hiện QCDC ở cấp xã.

Thực hiện dân chủ là cả một cuộc vận động xã hội nên phải tập hợp được sức mạnh toàn dân, sức mạnh đoàn kết hợp tác của các cộng động, của toàn dân tộc. Do đó muốn đem lại thành quả dân chủ cho dân, phải làm tốt công tác dân vận, phải phát triển được dân tộc và xã hội trên nền tảng xã hội công bằng với thể chế Nhà nước pháp quyền.

Năm là: Phát huy dân chủ gắn với kỷ cương pháp luật, xử lý nghiêm

minh đối với các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; kiên quyết xử lý đối với những trường hợp lợi dụng các vấn đề dân chủ, dân tộc, tôn giáo chống phá Nhà nước ta, gây mất ổn định về an ninh, trật tự. Nâng cao ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở cơ sở, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm, phẩm chất và năng lực của cán bộ, công chức để thực hiện các quy chế, quy định, quy trình công khai, dân chủ ở cơ sở. Phát huy dân chủ, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, phát hiện, tố giác các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; tham gia giám sát các vụ, việc vi phạm pháp luật và kết quả xử lý, giải quyết sau thanh tra. Phát huy sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng dân cư, nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực tham gia ngăn chặn các tệ nạn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch trong và ngoài nước; vạch trần các thủ đoạn lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo...

để chống đối; ngăn chặn các hành động gây rối, gây bạo loạn, gây mất ổn định an ninh, trật tự ở cơ sở.

Sáu là: Thực hiện QCDC ở cơ sở, đặc biệt là ở cấp xã phải tạo được

động lực để thúc đẩy kinh tế nông thôn, kinh tế hộ nông dân, kinh tế của từng người phát triển, do đó dân chủ trong kinh tế chẳng những đảm bảo phát triển kinh tế mà còn đem lại sự thụ hưởng lợi ích công bằng cho môi người dân. Động lực thực sự của dân chủ và QCDC là ở đó. Đây là đảm bảo quan trọng nhất để lôi cuốn, thu hút quần chúng vào hoạt động chính trị, xây dựng Đảng, Chính quyền và Đoàn thể. Đem lại lợi ích cho dân là cách tốt nhất để làm cho QCDC có sức sống, để dân chủ là một giá trị thực tế chứ không dừng lại là một ước muốn, một nguyện vọng. Muốn dân chúng quan tâm đến chính trị thì mọi hoạt động chính trị phải hướng vào lợi ích thiết thân, hàng ngày của họ, kích thích nhiệt tình sáng tạo và hành động tích cực của họ bằng cách đem lại cho họ những lợi ích chính đáng mà họ đang quan tâm hàng ngày.

Tiểu kết chương 2

Bắc Ninh, một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng với các yếu tố về tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội và dân cư đã làm cho Bắc Ninh trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển nhanh trong cả nước. Chính điều đó đã tác động không nhỏ tới quá trình tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã.

Với những kết quả đạt được kể từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 30- CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở và những thành tựu quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội trong những năm gần đây đã tạo cho Bắc Ninh có thế và lực mới, kinh tế của xã hội trong những năm gần đây phát triển, hệ thống chính trị được xây dựng, củng cố thường xuyên và hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, Bắc Ninh đang đứng trước những khó khăn, thử thách: Kinh tế tăng trưởng cao những thiếu tính bền vững, một số nguồn lực chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả; công tác quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng cơ bản, tài chính một số nơi chưa chặt chẽ; văn hoá xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc, chậm được giải quyết; phòng chống tham nhũng, lãng phí hiệu quả chưa cao, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân. Nhưng qua đó rút ra được những bài học kinh nghiệm quan trọng, đó là những kinh nghiệp quý báu nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, đồng thời từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực để khắc phục những thiếu sót, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Chương 3

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w