6 () Năm 2010 dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
3.3. Một số kiến nghị để tiếp tục hoàn thiện tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã
chủ ở cấp xã
Một là: Cần xây dựng chế tài xử lý những trường hợp vi phạm dân chủ,
lợi dụng dân chủ gây mất ổn định an ninh chính trị địa phương.
Hai là: Đổi mới căn bản nội dung, phương pháp, phương thức đào tạo,
bồi dưỡng, sử dụng cán bộ ở cấp xã cho thích hợp với yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở. Có chính sách tạo động lực để thu hút các nguồn lực phát triển về cấp xã, tạo ra chất lượng mới của đội ngũ cán bộ ở cơ sở.
Ba là: Cần tiến hành bầu cử trực tiếp các vị trí lãnh đạo ở cấp xã và tiến tới là ở cấp huyện để khẳng định hơn nữa quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân.
Bốn là: Cần tách biệt những người giữ các chức vụ: Bí thư Đảng uỷ,
Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn. Thực tế hiện nay, phần lớn ở cấp xã Bí thư Đảng uỷ thường là Chủ tịch HĐND do đó nên tách riêng các chức danh để phù hợp với nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.
Năm là: Tuy Hiến pháp và pháp luật có quy định người dân có quyền
bãi nhiệm những thành viên do mình bầu khi không xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân. Nhưng trên thực tế chưa có cơ chế để người dân thực hiện quyền này. Vì vậy cần có quy định chặt chẽ về việc nhân dân tiến hành bãi nhiễm.
Sáu là: Nhiệm kỳ của HĐND và UBND cấp xã cần xem xét, rút ngắn
(vì thực tế ở một số nơi xảy ra tình trạng một số người đã có suy nghĩ rằng: nhiệm kỳ của mình là 5 năm nên trong thời gian đó có thể làm những việc này, việc khác có lợi cho bản thân...). Vì vậy việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND cấp xã cần được tiến hành thường xuyên, công khai, dân chủ. Đồng thời nên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của người dân đối với cả đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Và có thể dựa vào kết quả lấy phiếu tín nhiệm từ dân với các chức danh làm cơ sở để người dân có thể bãi nhiệm những người không còn xứng đáng, làm căn cứ xếp loại cán bộ, công chức.
Tiểu kết chương 3
Dân chủ gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội, khi kinh tế phát triển thì đòi hỏi về dân chủ cũng được nâng lên một tầm cao mới.
Ngoài những biện pháp được đưa ra trong các kỳ họp, hội nghị của các cấp có thẩm quyền nhằm tiếp tục thực hiện QCDC ở cơ sở, khẳng định tính đúng đắn, xác thực của các chủ trương, chính sách. Trong phạm vi bài viết, tác giả đã tìm hiểu thực tế, chắt lọc những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở nói chung và ở cấp xã nói riêng. Tuy nhiên, những giải pháp mà tác giả đưa ra đều dựa trên những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không trái với những quy định của pháp luật đồng thời đảm bảo tính thiết thực.
Vậy để Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đi vào cuộc sống, nhân dân đồng tình hưởng ứng, phải làm cho toàn dân hiểu và tuân thủ mọi công việc, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vì lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của họ.