Kinh nghiệm thực hiện dân chủ cơ sở ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 55)

Dân chủ không phải là vấn đề riêng của Việt Nam hay những nước XHCN mà là vấn đề được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm. Khi bàn dân chủ trong sự nghiệp phát triển đất nước, Việt Nam thường nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực để rút ra những bài học kinh nghiệm cho riêng mình.

Tuy nhiên dân chủ được thể hiện qua chế độ Nhà nước, vì vậy không có một nền dân chủ chung chung, đúng với tất cả các quốc gia. Nhưng ở những quốc gia có chế độ chính trị tương đồng nhau thì nền dân chủ của quốc gia đó cũng có biểu hiện giống nhau. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết tác giả chọn Trung Quốc để tìm hiểu quá trình thực hiện dân chủ cơ sở ở quốc gia đó, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện.

Thực tế đã chứng minh nền kinh tế - xã hội của Trung quốc hiện nay, “Con rồng Châu á”, không những Việt Nam mà còn nhiều nước khác trên thế

giới muốn học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc. Một trong số những yếu tố góp phần thành công trong sự nghiệp phát triển chung của Trung Quốc không thể không kể đến việc thực hiện dân chủ, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khẳng định: “Xã hội phát triển, dân chủ càng phải phát triển”. Trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở, Trung Quốc thường xuyên quan tâm:

Một là: Mối tương quan trong lợi ích. Dân sinh và dân chủ ở Trung

Quốc luôn luôn song hành với nhau, dân chủ luôn đi kèm với lợi ích và là cơ chế bảo đảm và cân bằng lợi ích. Quần chúng nhân dân thông qua bầu cử để quản lý và giám sát một cách tốt hơn những công việc chung ở cơ sở, đồng thời bảo vệ một cách chính đáng lợi ích của mình.

Hai là: Tính trật tự trong tham gia. Trong hoạt động triển khai thực

hiện dân chủ ở cơ sở, Trung Quốc đã rút ra ba bài học kinh nghiệm: kiên trì sự lãnh đạo của Đảng; phát huy dân chủ và làm việc theo pháp luật; bảo đảm sự tham gia chính trị một cách có trật tự. Thực tiễn cho thấy, Đảng và Chính phủ Trung Quốc vừa là người đề ra các quyết sách, đồng thời cũng là người bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhân dân, khiến hoạt động phát triển dân chủ ở cơ sở diễn ra có trật tự.

Ba là: Tính thích ứng với môi trường. Sự phát triển của dân chủ ở cơ

sở tại Trung Quốc luôn thích ứng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, hai yếu tố này luôn thúc đẩy và bổ sung cho nhau. Chế độ tự quản của nông dân ra đời cùng với công cuộc cải cách thiết chế kinh tế nông thôn; đến lượt nó, chế độ tự quản của dân cư ở thành phố lại là sản phẩm thích ứng với nhu cầu sinh hoạt của cư dân thành thị và hoạt động quản lý xã hội cơ sở ở đô thị; dân chủ ở cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp có liên quan mật thiết đến hoạt động cải cách chế độ lao động nhân sự. Rất nhiều khâu trong các chế độ này đều tập trung vào các vấn đề liên quan đến lợi ích mà người dân Trung Quốc quan tâm.

Bốn là: Tính tuần tự trong phát triển dân chủ ở cơ sở. Điều đó được thể hiện: phát triển dân chủ ở cơ sở là tiến cùng thời đại, từng bước phát triển; cần phải triển khai từ thấp đến cao, từ đơn lĩnh vực đến đa lĩnh vực; các chế độ, quy định và khung pháp lý của hoạt động phát triển dân chủ ở cơ sở được kiện toàn từng bước; năng lực làm chủ của quần chúng nhân dân được nâng cao từng bước trong quá trình phát triển [35].

Thực tiễn ở Trung Quốc đã chứng minh rằng, không có sự tuần tự trong công cuộc xây dựng dân chủ ở cơ sở, sẽ không có sự phát triển hài hòa giữa chế độ dân chủ, quy trình dân chủ và tinh thần dân chủ.

Vậy qua một số kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá trình tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở, chúng ta có thể vận dụng, chắt lọc và có sáng tạo những kinh nghiệm sao cho phù hợp với tình hình của đất nước chúng ta, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy hơn nữa quyền làm chủ của người dân.

Tiểu kết chương 1

Qua các vấn đề trình bày trên đây, tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận về dân chủ, dân chủ XHCN và đặc biệt là dân chủ XHCN ở Việt Nam. Tác giả cũng đã nêu và làm rõ vị trí và tầm quan trọng của tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã, nơi được coi vừa là “điểm đầu” vừa là “điểm cuối” của chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Có thể thấy đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước không nằm ngoài mục đích mang lại cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc cho nhân dân. Do đó việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã cũng có mục đích cuối cùng đó là phục vụ nhân dân, mưu cầu lợi ích cho nhân dân. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Và ở đây, tác giả đã tìm hiểu, đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng cơ bản để từ đó làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

Khi nền kinh tế - xã hội phát triển sẽ kéo theo trình độ dân trí phát triển, do đó đòi hỏi về dân chủ của nhân dân ngày một nâng cao. Vì vậy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về dân chủ cũng như cách thức tổ chức thực hiện luôn là vấn đề cấp bách, cần thiết được Đảng và Nhà nước quan tâm.

Chương 2

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 55)