Đặc điểm về kinh tế, văn hóa và xã hộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 57)

Là một vùng đất có lịch sử lâu đời, cái nôi của người Việt cổ, Bắc Ninh đã từng là trung tâm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, với cố đô Luy Lâu. Bắc Ninh được biết đến như là một miền đất của các di tích lịch sử, văn hóa. Tiêu biểu nhất là chùa đền, đình miếu gắn liền với các lễ hội. Ngoài ra thu hút khách du lịch cần phải kể đến các làng nghề truyền thống: tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái, rèn Đa Hội, đồ gô mỹ nghệ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng… và đặc biệt là địa phương sở hữu những di sản văn hóa phi vật thể của cả nước và vượt qua một không gian, thời gian để đến với bạn bè quốc tế.6

Tuy xuất phát điểm từ một tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp hiện đại hầu như không đáng kể, công cuộc đổi mới về kinh tế đã đem lại cho Bắc Ninh nhiều thành tựu về phát triển kinh tế. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 10 khu công nghiệp tập trung; hơn 18 khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề với hàng trăm nhà máy có công nghệ sản xuất hiện đại đã và đang hoạt động.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.7 Sản phẩm của ngành công nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường trong nước mà còn tăng khối lượng và chủng loại sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể để tiếp tục đầu tư phát triển. Ngành tiểu thủ công nghiệp rất phát triển với nhiều làng nghề truyền thống và được ví là “Vùng đất trăm nghề”, một số sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và trên thế giới như đồ gô mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Từ Sơn), đúc đồng (Đại Bái - Gia Bình)…

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w