Phong trào thi đua triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước

Một phần của tài liệu Vai trò của Công đoàn Tổng công ty Sông Đà với việc tổ chức phong trào thi đua trong công nhân viên chức – Lao động (Trang 55 - 60)

II. CÔNG ĐOÀN TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA TRONG CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG

2.3.Phong trào thi đua triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước

2. Các phong trào thi đua đã được tổ chức trong năm 2000-

2.3.Phong trào thi đua triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước

Chuyên đề tốt nghiệp

Đã được tập thể CBCNV các đơn vị tích cực hưởng ứng, Tổng Công ty Sông Đà luôn là đơn vị dẫn đầu Bộ Xây dựng về công tác đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2004, toàn bộ TCT đã có 33 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần. TCT tham gia thành lập mới 16 công ty cổ phần. năm 2005, TCT tiếp tục cổ phần hoá 10 đơn vị thành viên của TCT, chuyển đổi 3 doanh nghiệp thành viên sang công ty TNHH một thành viên và xây dựng đề án cổ phần hoá TCT.

Song song với phong trào thi đua LĐST, TCT luôn quan tâm chăm lo nâng cao đời sống về mọi mặt cho CNVC-LĐ tạo cho sự yên tâm công tác, gắn bó với TCT như:

- Xây dựng các khu tập thể khép kín cho CBCNV tham gia thi công các công trình.

- Đầu tư năng lực thiết bị thi công để giảm thiểu lao động nặng nhọc cho công nhân nhất là công nhân thi công các công trình ngầm.

- Tổ chức các sân chơi luyện tập thể thao sau giờ lao động cho CBCN trên các công trường. Tổ chức các nhà văn hoá, đảm bảo yêu cầu về thị trường, giải trí cho CBCN.

- Xây dựng các khu đô thị, chung cư phục vụ nhu cầu về chỗ ở cho CBCN TCT. Từ năm 2000 đến nay, TCT đã xây thêm các chung cư E13, H1- 3, tập thể Nhân Chính, Toà nhà đường Trường Chinh; khu đo thị Mỹ Đình - Mễ Trì, v.v... phục vụ hàng ngàn hộ gia đình CBCNV.

- Thu nhập bình quân của CBCNV không ngừng được nâng lên: năm 2000 thu nhập bình quân của 17.000 CBCNV đạt 1,15 triệu đồng/người/tháng. Đến năm 2004 thu nhập bình quân của 28.000 CBCNV đạt 1,723 triệu đồng/người/tháng.

- Đã có 8 đơn vị thành viên của TCT được Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Ban thường vụ Công đoàn Xây dựng Việt Nam công nhận là đơn vị tổ chức tốt điều kiện sống và làm việc cho CBVC-LĐ.

Chuyên đề tốt nghiệp

2.4. Phong trào "Đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng" phẩm xây dựng"

- Mục tiêu của phong trào.

Nhằm tạo thành ý thức tự giác trong công việc tới từng đối tượng CNVCLĐ, tạo ra nhiều mặt hàng sản phẩm đạt dấu chất lượng ngành, Nhà nước.

- Nội dung của phong trào thi đua:

Nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng gắn liền với ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, phát huy sáng kiến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi, mang lại hiệu quả thiết thực.

- Tổ chức phát động thi đua nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng theo từng thời gian cụ thể.

- Tổ chức thực hiện:

TCT quyết định thành lập Ban thi đua tại công trình (có quyết định kèm theo). Quy định các đợt thi đua nhỏ trong quá trình tổ chức thi đua để đảm bảo việc sơ kết khen thưởng được kịp thời. Mọi công việc được giải quyết cụ thể hàng ngày, đồng thời lấy những ngày giao ban của công trình (đã được quy định) để cùng nhau kiểm điểm, nhận xét kịp thời, tạo động lực thúc đẩy công tác thi đua khen thưởng có tác dụng.

- Tiến hành sơ kết, tổng kết các đợt thi đua với sự tham gia của lãnh đạo TCT. Công đoàn TCT cùng C NVCLĐ đơn vị có công trình kết hợp khen thưởng vật chất với khen thưởng tinh thần, tùy theo hiệu quả của từng đợt thi đua để đề ra những mức thưởng hợp lý. Ngoài ra, công đoàn TCT còn xét thưởng đột xuất cho các trường hợp có sáng kiến cải tiến kĩ thuật, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Kết quả của việc vận động "Tổ chức thực hiện phong trào thi đua nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm".

Phong trào thi đua nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng cáo thương hiệu Sông Đà đã được các đơn vị triển khai xây dựng và áp dụng theo tiêu

Chuyên đề tốt nghiệp

chuẩn ISO 9001 - 2002. Đến năm 2003 đã có 54 đơn vị đang áp dụng, trong đó có 16 đơn vị đã được cấp chứng chỉ.

Trong năm 2003 C NVCLĐ đã tích cực tham gia tổ chức sản xuất, đổi mới doanh nghiệp, thực hiện 10 chương trình hoạt động Đảng bộ TCT đã đề ra để thực hiện Nghị quyết TW 3 khoá IX.

Thông qua phong trào thi đua chú ý phát hiện, bồi dưỡng những điển hình tiên tiến của tập thể, cá nhân trong từng lĩnh vực đổi mới quản lý kinh doanh, tổ chức đời sống cho C NVCLĐ.

2.5. Phong trào "học tập nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước". của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước".

- Mục tiêu của phong trào:

Nhằm củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân ngành xây dựng, nhất là công nhân kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ, kĩ thuật, quản lý giỏi để đủ sức đảm bảo những công việc theo yêu cầu mới. Đào tạo công nhân kĩ thuật giỏi một nghề, biết nhiều nghề, đào tạo ngoại ngữ cho công nhân kĩ thuật.

Đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống và làm việc, chăm lo nơi ở cho C NVCLĐ, Xây dựng tác phong công nghiệp, lối sống có văn hoá, tôn trọng pháp luật, kết hợp hài hoà 3 lợi ích ( cá nhân, tập thể, nhà nước), gương mẫu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tham ô, quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.

- Nội dung của phong trào: Đưa ra yêu cầu học tập chương trình đào tạo mới, đào tạo lại cho C NVCLĐ kết hợp với việc phát động phong trào thi đua học tập nâng cao trình độ mọi mặt.

- Tổ chức phát động đến đông đảo C NVCLĐ toàn TCT và tạo điều kiện về mọi mặt vật chất và tinh thần để họ tham gia học tập nâng cao trình độ. Coi trọng đào tạo cán bộ là phụ nữ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng những chỉ tiêu của người cán bộ nghiệp vụ, kĩ thuật, quản lý giỏi chuyên môn và ngoại ngữ để có khả năng tiếp cận với thị trường ngoài nước tốt hơn.

Chuyên đề tốt nghiệp

Công đoàn TCT đã kết hợp với công đoàn trực thuộc tổ chức thi đua "luyện tay nghề, thi thợ giỏi" được tổ chức hàng năm. Hội thi lái xe giỏi, thợ dệt bao bì giỏi,.... các phong trào đã thực sự tạo ra môi trường hấp dẫn và nâng cao tay nghề cho C NVCLĐ.

Đồng thời phong trào thi đua trong nữ công cũng đã được công đoàn TCT phát động rộng rãi. Phong trào thi đua trong nữ công nhân bao gồm: Phong trào " Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình", "mẹ giỏi con ngoan", "giỏi việc nước đảm việc nhà", đã thu hút hàng nghìn chị em tham gia và góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Phong trào thi đua trong tầng lớp thanh niên diễn ra sôi nổi bao gồm các phong trào: "Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo, lập thân lập nghiệp", phong trào "Vì trẻ thơ Sông Đà", phong trào "Đảm nhận các công trình, phần việc của thanh niên", phong trào "gắn biển đầu xe máy"....nhờ vậy mà hiệu quả đem lại rất lớn và rất đáng phấn khởi.

- Kết quả của việc vận động tổ chức thực hiện phong trào thi đua "học tập nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH_HĐH đất nước"

Theo báo cáo tổng kết phong trào thi đua giai đoạn 2002 - 2005: Phong trào thi đua luyện tay nghề thi thợ giỏi" đã được tổ chức hàng năm từ cấp cơ sở đến TCT và đem lại những hiệu quả to lớn trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Các phong trào thi đua giúp nhau nâng cao tay nghề, các hội thi thợ giỏi, may giỏi, lái xe giỏi, thợ sửa chữa giỏi, thi thợ dệt bao bì giỏi.... đã được thực sự tạo ra môi trường hấp dẫn về nâng cao tay nghề cho C NVCLĐ. Riêng năm 2004 đã có 272 thợ giỏi của 14 loại nghề xây dựng tham gia hội thi thợ giỏi cấp TCT tại 3 công trường: thuỷ điện Tuyên Quang, thuỷ điện Sơn La, và khu vực thuỷ điện sê san 3. Đã có 318 cán bộ kỹ sư có kinh nghiệm, kèm cặp hướng dẫn được 545 kỹ sư nghiệp vụ mới ra trường, đến nay đã có khả năng độc lập giải quyết các công việc được giao; đã có 871 thợ bậc cao kèm cặp giúp đỡ 5.571 thợ bậc thấp,

Chuyên đề tốt nghiệp

công nhân kĩ thuật mới ra trường, giúp họ tinh thông nghề nghiệp... đã tạo thành phong trào thi đua có hiệu quả rõ nét.

Từ các đợt sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua đã có: 37 tập thể; 441 ca nhân đạt danh hiệu "Giỏi việc nước đảm việc nhà" cấp TCT; 01 tập thể đề nghị tặng khen của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam. Phong trào "Mẹ giỏi con ngoan" gắn với phong trào phụ nữ" vượt khó học tập, lao động sáng tạo - xây dựng gia đình hạnh phúc đã có 1.953 lượt cặp mẹ con được TCT khen và được quỹ " Vì sự tiến bộ phụ nữ Sông Đà" Thưởng với tổng số tiền là 260.100.000 đồng.

Một phần của tài liệu Vai trò của Công đoàn Tổng công ty Sông Đà với việc tổ chức phong trào thi đua trong công nhân viên chức – Lao động (Trang 55 - 60)