Các bước tổ chức một phong trào thi đua

Một phần của tài liệu Vai trò của Công đoàn Tổng công ty Sông Đà với việc tổ chức phong trào thi đua trong công nhân viên chức – Lao động (Trang 44 - 48)

II. CÔNG ĐOÀN TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA TRONG CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG

1. Các bước tổ chức một phong trào thi đua

Lịch sử đã khẳng định tiến độ và chất lượng các công trình do TCT Sông Đà thi công đều đạt được và vượt mức so với yêu cầu đặt ra, nhiều công trình do chính bàn tay những người thợ Sông Đà xây dựng hiện nay đã và đang có những đóng góp to lớn và sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Chính nhờ truyền thống luôn duy trì các phong trào thi đua yêu nước, khen thưởng động viên kịp thời từ đó đề cao công tác tuyên truyền nhân tố mới, điển hình tiên tiến, vì thế TCT Sông Đà luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, giữ trọn niềm tin với Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước.

Với đặc thù TCT luôn đảm nhận xây dựng các công trình lớn, phức tạp, địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước, công tác thi đua khen thưởng có vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy mà TCT thường xuyên tổ chức phát động các phong trào thi đua rộng khắp hoàn thành nhiệm vụ trong từng quý, từng năm. Đặc biệt TCT còn tổ chức phát động các chiến dịch thi đua ngay tại mọi công trường nhằm thúc đẩy hoàn thành mục tiêu và theo tiến độ đề ra cho công trình. Các phong trào thi đua công đoàn phát động đều tập chung và các mục tiêu.

"Năng xuất cao hơn, chất lượng cao hơn, hiệu quả cao hơn, thu nhập cao hơn". Nội dung các phong trào hướng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm về mọi mặt. Ngoài ra vì sự nghiệp của cộng đồng, Công đoàn TCT còn phát động tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, phong trào "Xanh - sạch - đẹp" "Vì sự tiến bộ của phụ nữ"...

Để tổ chức một phong trào thi đua tốt Công đoàn TCT thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng cấp TCT, thường trực Hội đồng thi đua là Văn phòng TCT. Với mô hình:

Các đơn vị thành lập Hội đồng thi đua cấp sơ sở.

Hàng năm, qua theo dõi các phong trào thi đua lao động sản xuất, Hội đồng thi đua cơ sở xem xét bình xét từ các đơn vị cơ sở để lựa chọn những

Chuyên đề tốt nghiệp

tập thể, cá nhân đủ tiêu chuẩn đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng TCT xét khen thưởng.

Hội đồng thi đua khen thưởng TCT tổ chức họp, bình xét đề nghị cấp trên khen thưởng.

Đảng uỷ TCT và các Đảng bộ cơ sở cũng như các cấp chính quyền thường xuyên quan tâm chỉ đạo để công tác thi đua khen thưởng làm đúng, làm kịp thời.

Các tổ chức công đoàn, Nữ công, Đoàn thanh niêm ngoài việc khen thưởng tổng kết năm, căn cứ vào thành tích của các tập thể, cá nhân trong đợt thi đua, chiến dịch thi đua hay các phong trào thi do tập thể công đoàn, nữ công, Đoàn thanh niên phát động đều xét khen thưởng, động viên kịp thời cho những tập thể, cá nhân xuất sắc, có tâm huyết và gắn bó với phong trào thi đua.

Cụ thể trong những năm qua Công đoàn TCT đã chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua sau (với đặc thù là đơn vị xây dựng nên các chỉ tiêu đưa ra của mỗi phong trào tuỳ thuộc vào mỗi hạng mục công trình của từng đơn vị):

Công đoàn TCT Sông Đà là một trong những tổ chức công đoàn vững mạnh và tiêu biểu của ngành công đoàn xây dựng. Để một phong trào thi đua đạt kết quả tốt Công đoàn TCT quan tâm tới các bước sau:

* Bước chuẩn bị:

Công tác chuẩn bị một phong trào thi đua có ý nghĩa quyết định đến sự thắng lợi của phong trào, bao gồm:

+ Xác định ý nghĩa, mục đích, yêu cầu của đợt thi đua + Xây dựng mục tiêu, nội dung và chỉ tiêu thi đua

Ngoài các danh hiệu Nhà nước quy định, hàng năm TCT đã có các giải thi đua trong nội bộ TCT để động viên khích lệ các tập thể, cá nhân xuất sắc, đó là: Hội đồng quản trị TCT tặng cờ thi đua cho các đơn vị xuất sắc toàn diện và xuất sắc từng mặt, các lĩnh vực công tác, chăm lo tốt đời sống của CBCNV,

Chuyên đề tốt nghiệp

kèm theo tiền thưởng hàng trăm triệu đồng cho một tập thể. Danh hiệu giám đốc doanh nghiệp giỏi "TOP TEN" cho 10 giám đốc doanh nghiệp xuất sắc và cá nhân các cán bộ quản lý giỏi của TCT. Đã thành thông lệ từ năm 2002 đến nay, hàng năm Tổng Công ty Sông Đà đều long trọng tổ chức lễ tuyên dương các tập thể và cá nhân xuất sắc đạt các danh hiệu trên cùng với các phần thưởng khác của Đảng và Nhà nước trao tặng.

+ Xây dựng các chế độ thưởng thi đua phù hợp với điều kiện cơ sở, phù hợp với đối tượng tham gia thi đua.

+ Lập kế hoạch tuyên truyền phát động làm cho quần chúng nghĩa của phong trào, thấy được trách nhiệm và quyền lợi của bản thân cần tham gia thi đua, phấn đấu thực hiện tốt những nhiệm vụ, nội dung, chỉ tiêu thi đua.

+ Phối hợp chuyên môn xây dựng và chuẩn bị các điều kiện thi đua bao gồm:

+ Các hình thức thi đua.

+ Các đối tượng tham gia thi đua và phục vụ thi đua.

+ Các điều kiện vật chất, kĩ thuật và đời sống phục vụ cho các nhiệm vụ thi đua.

+ Thời gian tiến hành thi đua (thời gian tiến hành và thời gian kết thúc, thời gian sơ kết và tổng kết thi đua, lịch kiểm tra thi đua trong từng khoảng thời gian thi đua).

+ Vận động các cá nhân, tập thể đăng ký thi đua, đảm bảo tính tự nguyện, tự giác tham gia phong trào.

+ Tổ chức cho các tập thể, cá nhân giao ước thi đua với nhau thông qua lễ giao ước thi đua do công đoàn và chuyên môn phối hợp tổ chức.

* Bước phát động thi đua:

Lễ phát động ký giao ước thi đua và quá trình tổ chức thực hiện các chương trình thi đua của các CNVCLĐ

Chuyên đề tốt nghiệp

Nhằm đánh giá kết quả phong trào, rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho việc tổ chức các phong trào thi đua kế tiếp, thực hiện nguyên tắc đông đảo quần chúng tích cực tham gia thi đua và thực hiện tốt những nhiệm vụ phong trào đặt ra. Quá trình tổng kết từ cá nhân đến các tổ, đội để tự báo cáo thành tích, tự tổng kết kinh nghiệm và tập thể tham gia đóng góp ý kiến. Công tác khen thưởng phải đảm bảo đúng nguyên tắc: Công khai, chính xác, kịp thời, không trùng lặp, kết hợp khen thưởng vật chất và tinh thần.

Rút kinh nghiệm công tác tổ chức chỉ đạo:

- Tham gia và hướng dẫn các cấp công đoàn cơ sở xây dựng kế hoạch tổ chức phong trào thi đua.

- Phối hợp hoạt động tốt với các cấp chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở.

- Đảm bảo tính liên tục và tính hiệu quả kinh tế - xã hội của phong trào thi đua.

- Thực hiện tốt chế độ khuyến khích vật chất trong thi đua. Chú trọng xây dựng tập thể, cá nhân lao động giỏi.

- Quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phụ trách công tác thi đua của công đoàn.

Trên đây là các bước để tổ chức một phong trào thi đua mà Công đoàn TCT áp dụng trong việc vận động, tổ chức các phong trào thi đua đem lại kết quả cao.

Tuy nhiên, việc tổ chức các phong trào thi đua nhất thiết phải sát thực tế của đơn vị mới có hiệu quả thiết thực. Với cùng một nội dung của phong trào thi đua nhưng những đối tượng và các chỉ tiêu thay đổi không giống nhau, nghĩa là không thể có một công thức chung nào về công tác tổ chức phong trào thi đua cho tất cả các đơn vị nên mỗi công đoàn cơ sở, mỗi đơn vị cần phải thực sự sáng tạo trong việc này. Có như thế thì việc tổ chức phong trào thi đua mới thực sự trở thành Công đoàn Tổng Công ty Sông Đà mới có

Chuyên đề tốt nghiệp

sức cuống hút được đông đảo CNVCLĐ tham gia nhiệt tình và đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Vai trò của Công đoàn Tổng công ty Sông Đà với việc tổ chức phong trào thi đua trong công nhân viên chức – Lao động (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w