Tạo động lực vật chất và tinh thần cho các phong trào thi đua trong CNVCLĐ, nâng cao hiệu quả kinh tế của thi đua.

Một phần của tài liệu Vai trò của Công đoàn Tổng công ty Sông Đà với việc tổ chức phong trào thi đua trong công nhân viên chức – Lao động (Trang 77 - 78)

II. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO THI ĐUA TRONG CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG TẠI TCT SÔNG ĐÀ

2. Tạo động lực vật chất và tinh thần cho các phong trào thi đua trong CNVCLĐ, nâng cao hiệu quả kinh tế của thi đua.

trong CNVCLĐ, nâng cao hiệu quả kinh tế của thi đua.

Đây là giải pháp thể hiện tinh thần đổi mới trong thi đua và có ý nghĩa thiết thực nhất đối với CNLĐ.

- Trong việc tổ chức thi đua, Công đoàn TCT Sông Đà cần phải tạo được những nhân tố kích thích nhiệt tình hăng hái thi đua, kích thích CNVCLĐ phát huy sáng kiến và sáng tạo trong lao động sản xuất. Vì trong điều kiện hiện nay, đời sống vật chất tinh thần của CNVCLĐ còn thấp, nếu quan tâm đúng mức tới nhu cầu và lợi ích của họ sẽ góp phần to lớn thu hút đông đảo người lao động tự giác tham gia thi đua (thi đua là hành động tự giác của người lao động). C.Mac đã từng nói: "Nếu tư tưởng mà tách rời khỏi lợi ích thì tự nó sẽ làm nhục bản thân nó, nghĩa là nó làm mất tín nhiệm của tư tưởng". Thực chất ở đây là gắn thi đua với khen thưởng. Việc khen thưởng xứng đáng, kịp thời phải thực sự được coi trọng.

- Tuy nhiên trong công tác khen thưởng, Công đoàn TCT xác định đúng đắn quan điểm: trên cơ sở khuyến khích lợi ích vật chất mà phát huy tác dụng khuyến khích tinh thần. Nhưng cần có sự cân bằng giữa giá trị vật chất và tinh thần của thi đua. Vì nếu chỉ coi trọng động lực vật chất thuần tuý thì dễ làm cho người tham gia thi đua chỉ thấy lợi tích trước mắt, làm cho lợi ích chân chính của thi đua bị biến dạng. Ngược lại nếu thi đua chỉ vì danh hiệu tinh thần thì vô hình chung đã làm thiếu đi cơ sở hiện thực. Càng không nên thưởng bình quân, phải thực hiện khen thưởng công khai và công bằng.

Chuyên đề tốt nghiệp

- Cần có giải pháp để cân bằng được mặt lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần trong thi đua. Vấn đề công đoàn TCT Sông Đà đáng quan tâm đó là phải tìm kiếm được khả năng đầu tư và phát triển của quỹ khen thưởng để nâng cao mức thưởng cho xứng đáng với thành tích, công lao của những người tham gia thi đua.

- Xây dựng hoàn thành và thực hiện các cơ chế, chính sách để qua đó tạo động lực cho các phong trào thi đua trong CNVCLĐ; Công đoàn TCT cần quan tâm chăm lo, xây dựng các điển hình tiên tiến, tạo động lực cho phong trào thi đua kết hợp các yếu tố tinh thần và vật chất, chế độ đãi ngộ nhằm phát huy lòng yêu nước, sự say mê nghề nghiệp trong CNVCLĐ.

+ Từ trong các phong trào thi đua tiếp tục xây dựng các anh hùng, chiến sỹ thi đua Toàn quốc và các nhân tố điển hình để đề nghị các cấp khen thưởng, nhằm phấn đấu thi đua hoàn thành vượt mức mục tiêu kế hoạch 5 năm. Tiếp tục đề nghị Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành... xét khen thưởng cho các tập thể cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua: Huân chương Sao Vàng cho TCT, Huân chương Hồ Chí Minh...

+ Công đoàn TCT cùng với Bộ Xây dựng tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thi đua, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để tổ chức Đại hội thi đua yêu nước toàn ngành vào nửa cuối nhiệm kỳ.

Một phần của tài liệu Vai trò của Công đoàn Tổng công ty Sông Đà với việc tổ chức phong trào thi đua trong công nhân viên chức – Lao động (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w