Chi phí nguồn vốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn của NHNo&PTNT Hà nội (Trang 29 - 30)

Quản lý chi phí cho các nguồn vốn là hoạt động thường xuyên và quan trọng của mỗi ngân hàng vì mỗi sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn hoặc lãi suất đều có thể làm thay đổi chi phí trả lãi, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập lãi ròng.

Những nguồn vốn có thời hạn ngắn thường có chi phí nguồn vốn thấp và tính ổn định thấp, ngược lại những nguồn vốn có thời hạn càng dài thì chi phí cao hơn nhưng ổn định hơn. Nếu để hoạch định chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn, các ngân hàng phải tính toán, phân tích chi phí phải trả cho mỗi nguồn vốn để từ đó có sách lược huy động vốn phù hợp nhằm mục tiêu mở rộng kinh doanh tăng dư nợ cho vay đầu tư đồng thời đảm bảo được tài sản được định giá bù đắp được chi phí nguồn vốn và đem lại doanh lợi mong muốn mà không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán.

Lãi suất mà ngân hàng quy định trả cho từng nguồn vốn chỉ phần lớn chi phí cho nó, chi phí thực cho nguồn vốn phải tính đến bao gồm tiền lãi trả cho nguồn vốn và các chi phí khác như: kiểm ngân, phí dịch vụ, phí bảo hiểm tiền gửi tính trên số được sử dụng để đầu tư vào tài sản sinh lợi.

Với mỗi nguồn vốn khác nhau, tỷ lệ có thể đầu tư vào các tài sản là khác nhau do tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau, do vậy chi phí cho một nguồn vốn có thể xác định bởi công thức:

TiÒn l·i + Chi phÝ dÞch vô + phÝ b¶o hiÓm + chi phÝ kh¸c Tû lÖ chi phÝ VBQ =

Mỗi thành phần của tử số trong công thức là chi phí dự kiến cho mỗi đơn vị nguồn vốn tăng thêm.

Lãi xuất thực tế mà ngân hàng phải trả cho nguồn vốn còn phụ thuộc vào số lần trả lãi, thời điểm trả lãi và lãi suất cố định hoặc thả nổi. Việc tính chi phí cho từng nguồn vốn cụ thể cho phép các nhà quản lý trả lời câu hỏi: Nguồn vốn nào rẻ hơn, nên vận dụng lãi suất huy động như thế nào, thu nhập từ tài sản tăng thêm có bù đắp được chi phí cho nguồn vốn tăng thêm hay không. Để từ đó Ngân hàng quyết định lựa chọn cơ cấu nguồn vốn của mình và đề ra giải pháp huy động vốn.

Để giải quyết mở rộng kinh doanh, tăng cường quy mô tài sản có hiệu quả, ngân hàng cần xác định chi phí cận biên của nguồn vốn làm căn cứ lựa chọn cơ cấu vốn cần huy động thêm. Chi phí cận biên của nguồn vốn là chi phí phải trả để có thêm một đơn vị vốn có thể đầu tư vào tài sản sinh lời. Chi phí này có thể tính cho một nguồn vốn hoặc một nhóm các nguồn vốn. Việc tính toán chi phí cận biên của nguồn vốn tăng thêm đặc biệt quan trọng trong các quyết định định giá, đồng thời nó như một chỉ số đánh giá chi phí tương ứng để lựa chọn nguồn tài trợ rẻ nhất cho tăng trưởng tài sản.

Bất kỳ nguồn vốn nào tăng lên cũng là một số hữu hạn và phải luôn được đảm bảo tính cân xứng với việc sử dụng vốn vì vậy việc nghiên cứu chi phí cận biên, chi phí bình quân giúp chúng ta xây dựng danh mục những nguồn vốn để lựa chọn nhằm đưa ra những giải quyết hữu hiệu tăng cường huy động và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đáp ứng mục tiêu kinh doanh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn của NHNo&PTNT Hà nội (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w