8.1 Kế hoạch hoạt động :
* Hoạt động bán hàng:
Sản xuất=========== Bán hàng======== Tiêu thụ
Đây là hoạt động từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ. Gồm ba hoạt động chính:
+ Sản xuất: được tiến hành đầu tiên sau khi quá trình nghiên cứu sản phẩm và nhu cầu trên thị trường. Nhiệm vụ này thuộc phân xưởng thành phẩm và bán thành phẩm phụ trách. Có nhiệm vụ như sau:
- Quản lý điều hành sản xuất toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan.
- Thông tin và báo cáo các số liệu liên quan đến tình hình sản xuất.
- Phối hợp phòng kỹ thuật thực hiện việc bảo trì bảo dưỡng hệ thống máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất.
- Nguồn lực: Máy móc thực hiện quá trình sản xuất, công nhân chuyên về sản xuất cà phê hòa tan.
+ Bán hàng: Thực hiện trước giai đoạn sản xuất. Do phòng kinh doanh đảm nhận. Các nhiệm vụ phụ trách như sau:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch bán hàng trong nước và xuất khẩu. - Phát triển mạng lưới phân phối, xây dựng chính sách bán hàng. - chỉ đạo toàn bộ về các hoạt động sản xuất kinh doanh tại chi nhánh TP.HCM và Hầ Nội.
sản phẩm== Sự thỏa mãn của người tiêu dùng=== Mục tiêu của công ty được thành công.
- Hoạt động Marketing do phòng Marketing đảm nhận thực hiện các công việc sau:
+ Thực hiện việc xây dựng phát triển thương hiệu và quảng bá hình ảnh của Công ty.
+ Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm trong ngắn hạn và dài hạn dựa trên các yếu tố liên quan đến thị trường, thị hiếu tiêu dùng, yếu tố cạnh tranh…
+ Xây dựng chiến lược Marketing toàn diện, đề xuất chính sách nghiên cứu giá trị thương hiệu, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, phân tích thị trường trong nước và quốc tế.
* Kế hoạch Marketing vạch ra chiến dịch nhằm mục đích đáp ứng một chiến lược thị trường của công ty. Ở cấp phòng ban hay cấp sản phẩm, kế hoạch này nhằm mục đích chuyển một khái niệm sản phẩm hay dịch vụ thành việc cung cấp thành công, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu và đáp ứng về nguyện vọng, doanh thu, thị phần…của công ty. Kế hoạch này xác định cụ thể những gì công ty sẽ thực hiện khi tung sản phẩm mới ra thị trường và hỗ trợ các sản phẩm đã sản xuất từ lâu. Kế hoạch marketing còn tính toán thời gian cho hoạt động bán hàng và quảng cáo, các chiến lược về giá cả và các nỗ lực phân phối. Kế hoạch này cũng đề cập đến cách thức kiểm soát kế hoạch và đánh giá kết quả. Các kế hoạch Marketing cần được bảo mật để đối thủ cạnh tranh không thể lợi dụng thông tin của họ.
Năm 2011 2012
Tháng 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6
Sản phẩm Tung ra thị trường 58.7% sản lượng tiêu thụ dự kiến
Tung ra thị trường 41.3% sản lượng tiêu thụ dự kiến còn lại
Quảng cáo Treo băng gôn ở các đại lý và phát tờ bướm tìm đại lý
Treo băng gôn và phát tờ bướm tư vấn về việc sử dụng
Khuyến mại
Thực hiện chương trình khuyến mãi đại lý
Thực hiện chương trình khuyến mãi đại lý
Thực hiện chương trình tích luỹ điểm cho người tiêu dùng
8.2 Ngân sách:
- Vốn điều lệ của công ty vào năm 2010 là 265.791 triệu đồng và dự kiến năm 2011 là 265.791 triệu đồng. Ở đây không có sự thay đổi. Ta có thể đưa ra tổng ngân sách cho mặt hàng cà phê hòa tan là 26579,1 triệu đồng. Phân bổ ngân sách cho từng hoạt động Marketing.
Hoạt động % Ngân sách ước tính
(triệu đồng) Sản xuất 45 11960,595 Bán hàng 25 6644,775 Tiêu thụ 20 5315,82 Xúc tiến và iểm trợ 10 2657,91 Tổng 100 26579,1
IX. ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH MARKETING:
Việc đánh giá sẽ thực hiện theo hình thức so sánh những mục tiêu marketing đề ra và kết quả cuối cùng thu được đối với từng mục tiêu. Cơ sở để đáng giá như sau.
Mục tiêu Marketing Cơ sở đánh giá
Sản lượng 1200 tấn/năm Báo cáo hàng tháng và cả năm Mức độ nhận biết thương hiệu là
75%
Phòng Kinh Doanh có thể tự thực hiện, nếu cần thì thuê ngoài Thị phần là 48%
Lời kết
Đặt ra kế hoạch marketing sản phẩm cho công ty là một chuyện và việc tìm kiếm áp dụng các nguồn lực để thực hiện được kế hoạch đó là cả một vấn đề. Điều mà bản thân các công ty tự hỏi là kế hoạch đó của công ty sẽ thực hiện như thế nào và trong bao lâu và kế hoạch đó đã phù hợp với công ty hay không, quá ít hay quá khả năng.
Đề ra một kế hoạch cho công ty không phải là một điều dễ dàng, đó là một quá trình nghiên cứu của các nhà quản trị, khi đề ra một kế hoạch cho công ty một nhà quản trị phải tìm hiểu một cách rõ ràng những nhân tố bên ngoài tác động đến công ty và những khả năng mà công ty có thể cung ứng cho kế hoạch ấy đạt được mục tiêu.
Một kế hoạch marketing tốt là một kế hoạch rõ ràng cụ thể phù hợp với xu thế khả năng của công ty khi đã đề ra được kế hoạch thì việc thực hiện kế hoạch phải luôn sát cánh bên những kế hoạch mà công ty đã đưa ra. Quan trọng là nguồn lực của công ty phải luôn phù hợp,trong quá trình thực hiện việc nhà quản trị phải điều tiết như thế nào tạo được sự liên kết giữa 2 vấn đề này thì mục tiêu chiến lược mới có thể đạt được.
Vai trò của một nhà quản trị hết sức quan trọng trong quá trình đề ra cũng như hoạt động của một công ty vì nếu như nhà quản trị không có một cái nhìn tốt, rộng thì sẽ làm cho công một là không dùng hết nguồn lực thực lực, hai là sử dụng quá khả năng không phù hợp với một công ty với quy mô như vậy.
Chúng tôi những nhà quản trị tương lai hiện tại chúng tôi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng tôi sẽ luôn cố gắng trao dồi kiến thức để tạo cho bản thân một cái nhìn rộng một cái nhìn mới tạo sự riêng biệt tạo một đột phá cho nền kinh tế nước nhà.tạo sự cạnh tranh với các công ty bạn với quan niệm của chúng tôi “không ngừng học hỏi và tìm kiếm những sự khác biệt tạo ưa thế cho bản thân”.
Trên đây là nội dung bài thực hành của tôi về việc xây dựng chiến lược cho Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bài thực hành của tôi hoàn thiện hơn.
Hà Nội, Ngày 23 tháng 11 năm 2011 Sinh viên thực hiện:
TRẦN HỮU HƯNG
Mục lục
XÂY DỰNG BẢN KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM VINACAFE HÒA TAN ĐEN HỘP PS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VINACAFE BIÊN HÒA……….1
Lời mở đầu……….2
Giới thiệu chung……….3
I. TÓM LƯỢC NỘI DUNG………...7
II. TÔN CHỈ HOẠT ĐỘNG………...7
III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI………..10
3.1 Tình hình thị trường chung………..10
3.1.1. Môi trường kinh tế………...10
3.1.2. Môi trường chính trị và pháp luật………14
3.1.3. Môi trường văn hóa-xã hội………..17
3.1.4. Môi trường tự nhiên………19
3.1.5. Môi trường khoa học công nghệ……….21
3.2. Tình hình ngành hàng công ty đang kinh doanh………22
3.2.3. Độ lớn của thị trường………..26
3.2.4. Khách hàng……….26
3.3. Tình hình đối thủ………28
3.4. Tình hình nhà cung cấp………..33
3.5. Hệ thống phân phối………35
IV. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỘI BỘ………...36
4.1. Kết quả kinh doanh………36
4.2. Phân tích những vấn đề chiến lược………44
4.3. Mức độ hiệu quả của chiến lược marketing hỗn hợp……….48
4.4. Những yếu tố nội bộ khác có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của công ty………...53
V. PHÂN TÍCH SWOT………...57
VI. MỤC TIÊU MARKETING………...63
6.1. Mục tiêu kinh doanh……….63
6.2. Đối với hoạt động Marketing………64
VII. CHIẾN LƯỢC MARKETING……….65
7.1. Chiến lược cạnh tranh………...65
7.2. Định vị………...66
7.3. Chiến lược Marketing hỗn hợp……….68
VIII. TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN………..72
8.1. Kế hoạch hoạt động………...72
8.2. Ngân sách……….74
IX. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KẾ HOẠCH MARKETING………...74