Tình hình đối thủ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG bản kế HOẠCH MARKETING CHO sản PHẨM VINACAFE hòa TAN ĐEN hộp PS của CÔNG TY cổ PHẦN VINACAFE BIÊN hòa (Trang 28 - 33)

III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

3.3. Tình hình đối thủ

a. Những đối thủ cạnh tranh:

* Mục tiêu của bất kỳ nhà tư bản nào cũng đều là vì lợi nhuận. Đó là mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất. Để có được lợi nhuận tối đa, các nhà kinh doanh đều xác định điều quan trọng nhất trong số các những điều quan trọng là giành độc quyền phân phối, độc quyền đáp ứng nhu cầu thị trường, nhu cầu về lợi nhuận cao nhất.

* Có 4 cấp độ cạnh tranh: • Cạnh tranh mong muốn • Cạnh tranh công dụng

Bao gồm những doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng khác loại nhưng thỏa mãn cùng một nhu cầu nào đó:

Nhu cầu giải trí ( trà, nhân sâm…) • Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu • Cạnh tranh cùng loại sản phẩm

- Sản phẩm cà phê hòa tan:

+ Vinacafe Biên Hòa: Có thế mạnh là gắn bó thị trường trong nước từ

lâu, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, thâm nhập thị trường và có thể xem đây là nhà máy sản xuất cà phê hòa tan đầu tiên của Việt Nam.

+ Nescafe của Nestle (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài): Có ưu thế

của một tập đoàn đa quốc gia.

+ G7 của Trung Nguyên: Kinh nghiệm đã từng trải trong lĩnh vực cà phê

rang xay và hệ thống quán nhượng quyền.

+ Và gần đây còn có thêm Moment của Vinamilk: Với hệ thống chân rết phân phối rộng khắp cả nước.

+ Maccoffee của Công ty Food Empire Holdings – Singapore. +Rockcafe của Công ty TNHH Quốc tế Cao Nguyên Xanh.

+ Còn có các nhãn hàng nhập khẩu khác như Café Birdy của công ty nước giải khát Ajinomoto Calpis Thái Lan và nhập khẩu bởi công ty Ajinomoto Việt Nam-bắt đầu được sản xuất tại Việt Nam từ năm 2010….

- Thị trường nội địa vẫn là thị trường trọng điểm của Vinacafe. Tuy nhiên ở thị trường này cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn với các đối thủ mới và sản phẩm mới. Đáng chú ý nhất là Nescafe với cà phê hòa tan 2 trong 1 và G7( Trung Nguyên). Gầm đây còn có cà phê lon Birdy của Ajinomoto Việt Nam, cà phê chai Vip của Tân Hiệp Phát, cà phê lon Nescafe, cà phê dành cho phái nữ Passiona- Trung Nguyên. Starbuck cũng đã mở cửa hàng cà phê đầu tiên của mình tại TP.HCM. Ngũ cốc dinh dưỡng có nhiều công ty nhỏ tham gia thị trường và có khá nhiều sản phẩm thay thế từ sữa và ngũ cốc.

- Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các nhà sản xuất và phân phối cà phê lớn mà còn diễn ra đối với một số cơ sở sản xuất tư nhân như cơ sở sản xuất Trần Quang, Tiến Thành, Thu Hà…

- Vinacafe BH chọn vũ khí để đối đầu trực tiếp với Nescafé bằng cách kêu gọi tinh thần ủng hộ hàng Việt Nam của người tiêu dùng.

Vinacafe liên tiếp giới thiệu phim và quảng cáo về thương hiệu và nông sản Việt Nam, kêu gọi người tiêu dùng ủng hộ hàng nông sản Việt Nam

- Thị phần cà phê hòa tan trong nước theo cập nhật ngày 31/05/2010: Nescafe còn 40% thị phần, G7 và các thương hiệu khác chiếm 22% Vinacafe là 38%.

Trung Nguyên:

- Tầm nhìn và sứ mạng:

+ Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế

Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục.

+ Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người

thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt.

- Giá trị cốt lõi: 7 giá trị cốt lõi của Trung Nguyên

+ Khơi nguồn sáng tạo: Sáng tạo là động lực hàng đầu của Trung Nguyên trong việc khẳng định tính tiên phong để cung ứng những giá trị hữu ích cho khách hàng và nhân viên.

+ Phát triển và bảo vệ thương hiệu: Mọi thành viên có trách nhiệm xây dựng, phát triển, nuôi dưỡng và bảo vệ thương hiệu Trung Nguyên.

+ Lấy người tiêu dùng làm tâm: Luôn lấy sự hài lòng của người tiêu dùng làm trọng tâm cho mọi hoạt động.

+ Gây dựng sự thành công cùng đối tác: Hợp tác chặt chẽ trên tinh thần tin tưởng, tôn trọng và bình đẳng vì sự thành công của đối tác cũng chính là sự thịnh vượng của Trung Nguyên.

+ Phát triển nguồn nhân lực mạnh: Đem đến cho nhân viên những lợi ích thỏa đáng về vật chất lẫn tinh thần cũng như những cơ hội đào tạo và phát triển cùng với sự lơn mạnh không ngừng của Trung Nguyên.

+ Lấy hiệu quả làm nền tảng.

+ Góp phần xây dựng cộng đồng: Đóng góp tích cực để xây dựng một môi trường cộng đồng tốt đẹp và góp phần phát triển sự nghiệp chung của xã hội.

- Triết lí kinh doanh:

+ Tính dân tộc : với khát khao khẳng định sức mạnh một cách công khai, mạnh mẽ ra thị trường nội địa

+ Cạnh tranh toàn cầu: xây dựng nền kinh tế giàu mạnh và tự chủ từng bước vươn ra thế giới với vị thế ngày càng lớn mạnh

+ Thế và lực: là cuộc cạnh tranh không cân sức của doanh nghiệp trước những đối thủ khổng lồ nên phaỉ huy động tổng sức mạnh của tinh thần Việt Nam

+ Hiệu quả: những chiến thắng nhỏ luôn phải hướng về nước Việt vĩ đại, sứ mạng của cuộc cạnh tranh, sẽ góp phần làm nên chiến thắng lớn là khẳng định khát vọng nước Việt vĩ đại.

- Chiến lược và mục tiêu:

+ Trung Nguyên sẽ trở thành một tập đoàn gồm 10 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất động sản, chăn nuôi và truyền thông trong năm 2007. Hiện nay tập đoàn đã bao gồm các công ty: Công ty Cổ Phần TM&DV G7 (G7Mart), Công ty Vietnam Global Gateway (VGG) và các công ty sản xuất cà phê…

+ Tập đoàn có mục tiêu phát triển một mạng lưới kênh phân phối nội địa thông suốt, bao gồm khoảng 100 nhà phân phối nội địa hàng đầu trên 64 tỉnh thành từ nay đến 2010, song lĩnh vực chủ đạo của Tập đoàn Trung Nguyên vẫn là mặt hàng cà phê.

+ Công ty cổ phần Trung Nguyên và công ty Cổ phần TM&DV G7 (G7Mart) đang ráo riết chuẩn bị lộ trình lên sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam và Singapore.

+ Ngoài ra, Trung Nguyên sẽ xây dựng một trung tâm cà phê thế giới như một thiên đường cà phê thế giới tại Buôn Ma Thuột, dự án đã bắt đầu được khởi động trong năm 2007.

- Là người đầu tiên đi theo hệ thống nhượng quyền franchising - Hệ thống kênh phân phối rộng

- Chiến lược nhượng quyền thương hiệu (franchising) đã chứng tỏ uy lực khi hàng loạt quán cà phê với biển hiệu “Trung Nguyên” mọc lên như nấm ở khắp nơi

- Chất lượng cao và thương hiệu tốt

- Kênh thông tin tốt, công tác quan hệ công chúng (PR - Public

Relations) đóng vai trò quyết định  Có thể nói, chính PR đã tạo nên cơn sốt Trung Nguyên.

- Nguồn nhân lực dồi dào - Lao động giá rẻ

Điểm yếu:

- Thực hiện chiến lược franchising quá ồ ạt, chất lượng nằm ngoài tầm kiểm soát.

- Công tác quản lý, giám sát yếu kém

- Trung Nguyên đang sử dụng chiến lược khác biệt hóa về giá, nói nôm na là “khách nào giá ấy”. Mục tiêu của chiến lược này là tối đa hóa lợi

nhuận.

- Trung Nguyên đang trở nên không đồng nhất. Về nhiều mặt. Có thể thấy rõ sự khác nhau về giá cả, chất lượng cafe và cả cung cách phục vụ tại các quán Trung Nguyên. Mức độ đầu tư cho bài trí không gian cũng có sự chênh lệch rất lớn.

VD: + Với 14.000 đồng bạn có thể tới một quán rộng rãi, mát mẻ, trang trí theo phong cách núi rừng, nhạc nhẹ nhàng và người phục vụ trong trang phục Tây Nguyên sẽ mang tới cho bạn một ly “số 4” (chẳng nhẽ không thể đặt được một cái tên “ngon lành” hơn?) thơm lừng.

+ Với 10.000 đồng, bạn vẫn có được ly “số 4” đó tại một quán nhỏ hơn, chật hơn và nhiều khói thuốc hơn. Hình ảnh Tây Nguyên ở đây được thu gọn trong một vài bài hát hoặc ảnh treo tường. Thậm chí “chỉ” với 7.000 đồng, bạn vẫn thưởng thức được ly cafe yêu thích tại một quán Trung Nguyên “bình dân”, với những chiếc ghế nhựa khác màu.

+ Chỉ có điều là người phục vụ hình như không vui vẻ lắm, ly cà phê hình như hơi nhạt hơn, và thường thì những cố gắng để tìm thấy nét văn hoá Tây Nguyên của bạn ở đây sẽ không mang lại kết quả. Cả ba quán trên đều nằm tại Sài Gòn!

- Có quá nhiều tham vọng và dự án trong cùng 1 thời điểm ( G7 Mart)

- Thị phần: xấp xĩ 20%

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG bản kế HOẠCH MARKETING CHO sản PHẨM VINACAFE hòa TAN ĐEN hộp PS của CÔNG TY cổ PHẦN VINACAFE BIÊN hòa (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w