Nguyên tắc bố trí khí cụ, thiết bị

Một phần của tài liệu KT LẮP ĐẶT ĐIỆN 1 CD - Nguồn: BCTECH (Trang 98 - 118)

2. Phương pháp lắp đặt ống tròn cứng đi nổi

1.2. Nguyên tắc bố trí khí cụ, thiết bị

- Bảng điện (cầu chì,công tắc, ổ cắm, CB, hộp số quạt …) hoặc tủ điện đặt cách nên nhà hoàn thiện (1,2  1,5)m. Đối với ổ cắm trong bếp cách nền nhà hoàn thiện 1,0m.

- CB, công tắc điện phải đặt ở nơi dễ thao tác để khi cần thiết đóng, cắt điện được nhanh chóng, kịp thời.

- Bóng đèn huỳnh quang lắp trên tường cách trần nhà (0.3 0,5) m. - Quạt treo tường cách sàn nhà hoàn thiện (2,5  3,0) m.

- Ở những nơi ẩm ướt như trong phòng tắm, không đặt ổ cắm nổi, công tắc, hạn chế kéo dây điện qua nơi này. Đối với phòng tắm giặt, nơi đặt công tắc an toàn nhất là ở mé ngoài cửa phía không có bản lề.

2. Phương pháp lắp đặt nẹp vuông đi nổi

- Chọn kích thước nẹp phù hợp

- Tháo nắp nẹp (kéo nắp nẹp thẳng theo thân nẹp)

- Dùng đinh thép hoặc khoan lỗ rồi đóng tắc kê (vít nở) lên thân nẹp để cố định nẹp lên tường.

- Khi cần nối thẳng ta ghép 2 thân nẹp thẳng hàng với nhau, khi đẩy nắp nẹp thì mối nối thân nẹp với nắp nẹp không được trùng nhau.

97

- Khi rẽ nhánh L cần dùng dao cắt 2 đầu nẹp thẳng đứng và nằm ngang

Hình 10.1: Nối rẽ nhánh L

- Khi rẽ nhánh T cần dùng dao cắt một bên cạnh của thân nẹp

Hình 10.2: Nối rẽ nhánh T

- Khi rẽ nhánh 4 cần dùng dao cắt nẹp

Hình 10.3: Nối rẽ nhánh 4

- Khi đi nẹp ở hai mặt phẳng khác nhau cần dùng dao cắt 2 đầu nẹp ở mặt phẳng thứ nhất và thứ hai.

3. Lắp đặt theo sơ đồ đơn tuyến 3.1 Quy trình lắp đặt 3.1 Quy trình lắp đặt 3.1 Quy trình lắp đặt 3.1 Quy trình lắp đặt 3.1 Quy trình lắp đặt 3.1 Quy trình lắp đặt

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư thiết bị

+ Dụng cụ: Kìm cắt dây, tua vít bake, bút thử điện, khoan tường... + Thiết bị: Bảng điện, công tắc, bộ đèn, cầu chì, ổ cắm...

+ Vật tư: dây điện, nẹp vuông, băng keo, ốc vít, tắc kê nhựa...

Bước 2: Xác định vị trí đặt nẹp và cố định nẹp

- Xác định chính xác vị trí các thiết bị: công tắc ổ cắm, đèn - Xác định đường đi của dây dẫn

- Chọn kích thước nẹp cần đi

98

- Dùng đinh thép để giư cố định nẹp trên tường

Bước 3: Đặt dây dẫn vào nẹp

- Xác định chính xác số lượng dây dẫn cần dùng trong nẹp.

- Đặt tất cả số lượng dây dẫn đó vào nẹp cùng 1 lúc và đẩy nắp nẹp lên, dùng búa cao su đóng nhẹ lên nắp nẹp để nắp nẹp gắn liền lên thân nẹp.

Bước 4: Lắp bảng điện hoặc tụ điều khiển

- Đấu dây bảng điện, tụ điều khiển theo thiết kế của bản vẽ.

- Dùng bóng thử hoặc VOM đo thông mạch các đầu dây ở bảng điện (tủ điều khiển) với các đầu ra của thiết bị để đánh dấu các đầu dây.

- Lắp bảng điện (tủ điều khiển): Đấu dây vào bảng điện (công tắc, ổ cắm...), tủ điều khiển (CB...)  cố định bảng điện (tụ điều khiển)

- Một điểm nối không được quá nhiều dây, các đầu đấu vào công tắc không nối quá 2 dây, các đầu đấu vào ổ cắm không nối quá 3 dây.

Bước 5: Kiểm tra và cấp nguồn

Dùng đồng hồ VOM để kiểm tra nguội mạch điện.

- Kiểm tra từng mạch: đo thông mạch, đo điện trở cách điện. - Kiểm tra toàn mạch ở tủ điện tổng.

- Chỉnh sửa lỗi kỹ thuật (nếu có).

- Cấp nguồn

3.2 Lắp đặt

Lắp đặt mạch điện chiếu sáng đi nổi sử dụng nẹp vuông theo sơ đồ sau:

Hình 10.4: Sơ đồ đơn tuyến Yêu cầu:

- Công tắc CT1 điều khiển đèn Đ1

- Công tắc CT2 và CT4 điều khiển đèn Đ2

- Công tắc CT3 điều khiển đèn Đ3 và Đ4 song song .

Đ1 Đ2 Đ3 Đ4

CT1 CT2

CT3 CT4

99

4. Lắp đặt theo sơ đồ mặt bằng 4.1. Đọc bản vẽ

Phương pháp đọc và phân tích sơ đồ điện là tìm hiểu kí hiệu qui ước, tên gọi và cấu tạo, nguyên lý làm việc, chức năng, nhiệm vụ của từng thiết bị được vẽ trên sơ đồ. Việc đọc và phân tích được phải tìm hiểu và giải thích được sự hoạt động của toàn bộ hệ thống mạch điện đã vẽ trên sơ đồ, qua đó có thể phán đoán các sự cố có thể xảy ra để từ đó đề ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa hoặc thay thế.

4.2. Dự trù vật tư, thiết bị

- Vật tư thiết bị được lựa chọn theo bản thiết kế và yêu cầu của nhà đầu tư. Về số lượng chọn theo bản thiết kế, về chủng loại theo yêu cầu của nhà đầu tư.

- Lập bảng thống kê tổng hợp các trang thiết bị, vật tư cần thiết cho từng công việc lắp đặt.

4.3. Thi công lắp đặt

Bước 1: Khảo sát hiện trường

Vì các sơ đồ thiết kế hệ thống điện chỉ là sơ đồ mặt bằng do vậy trước khi thi công lắp đặt thì ta phải tới hiện trường thực nhằm khảo sát hiện trường để đưa ra phương án thi công hợp lý.

+ Quan sát, kiểm tra, xem xét hiện trường thực đối chiếu với bản vẽ thi công. + Thống kê chính xác các công việc và đưa ra phương án lắp đặt phù hợp.

Bước 2: Thiết lập phương án thi công

+ Thiết lập các công việc cần làm theo thiết kế và các bản vẽ thi công và hiện trường thực hiện. Đưa ra các bước thực hiện công việc đó (nếu cần)

+ Bố trí nhân lực phù hợp với trình độ, tay nghề bậc thợ, trình độ chuyên môn theo từng công việc, khối lượng và đối tượng công việc.

Bước 3: Thi công lắp đặt

Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị

- Từ phương án thi công các công việc lắp đặt hệ thống điện ta dự tính số lượng các máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho lắp đặt cũng như các phụ kiện cần thiết để tiến hành công việc thi công lắp đặt.

- Lập bảng thống kê tổng hợp các máy móc, thiết bị, dụng cụ cần thiết cho từng công việc lắp đặt hệ thống điện.

Lắp đặt nẹp vuông

- Xác định vị trí thiết bị, bảng điện theo sơ đồ mặt bằng - Lập phương án đi dây

- Cố định nẹp vuông theo phương án đi dây

Đi dây điện

Dựa vào phương án đi dây đã chọn, tiến hành đưa dây dẫn vào nẹp vuông và đóng nắp nẹp.

Lắp đặt bảng điện, thiết bị

- Khoan đóng tắc kê rồi lắp bóng đèn, quạt điện lên tường hoặc trần nhà. - Đấu nối dây vào thiết bị.

100

Dùng đồng hồ VOM để kiểm tra nguội mạch điện.

- Kiểm tra từng mạch: đo thông mạch, đo điện trở cách điện. - Kiểm tra toàn mạch ở tủ điện tổng.

- Chỉnh sửa lỗi kỹ thuật (nếu có). Bước 5: Cấp nguồn vận hành thử.

- Cấp điện thử từng bóng đèn, thiết bị, ổ cắm. - Đo dòng điện, đo điện áp.

Bài tập thực hành: Lắp đặt hệ thống chiếu sáng đi nổi bằng nẹp vuông theo sơ đồ mặt

bằng sau

Hình 10.5: Sơ đồ mặt bằng điện CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày các phương pháp đi dây, ưu nhược điểm của từng phương pháp khi lắp đặt hệ thống chiếu sáng đi nổi bằng nẹp vuông

2. Nêu các bước lắp đặt nẹp vuông theo sơ đồ đơn tuyến và sơ đồ mặt bằng

YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

1. Học viên trình bày được nguyên tắc chung về hệ thống chiếu sáng đi nổi bằng nẹp vuông

2. Học viên trình bày được các phương pháp đi dây, ưu nhược điểm của từng phương pháp khi lắp đặt hệ thống chiếu sáng đi nổi bằng nẹp vuông

3. Học viên đọc và phân tích được bản vẽ chiếu sáng theo sơ đồ đơn tuyến và sơ đồ mặt bằng

4. Học viên lắp đặt được hệ thống chiếu sáng đi nổi bằng nẹp vuông theo sơ đồ đơn tuyến và sơ đồ mặt bằng

101

BÀI 11

LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG ĐI NỔI BẰNG ỐNG RUỘT GÀ

Giới thiệu

Trình bày các nguyên tắc và phương pháp lắp đặt hệ thống chiếu sáng đi nổi bằng ống ruột gà

Mục tiêu

- Trình bày được nguyên tắc chung về hệ thống chiếu sáng đi nổi bằng ống ruột gà - Trình bày được các phương pháp đi dây, ưu nhược điểm của từng phương pháp khi lắp đặt hệ thống chiếu sáng đi nổi bằng ống ruột gà

- Đọc và phân tích được bản vẽ chiếu sáng theo sơ đồ đơn tuyến và sơ đồ mặt bằng - Lắp đặt được hệ thống chiếu sáng đi nổi bằng ống ruột gà theo sơ đồ đơn tuyến - Lắp đặt được hệ thống chiếu sáng đi nổi bằng ống ruột gà theo sơ đồ mặt bằng - Rèn luyện tính cẩn thận, có tác phong công nghiệp, khả năng làm việc độc lập củng như theo nhóm và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiển.

Nội dung

1. Nguyên tắc chung

1.1. Nguyên tắc bố trí đường dây

- Ống đặt dây nổi chỉ được đặt theo chiều thẳng đứng hoặc chiều ngang.

- Vùng lắp đặt ngang: càng sát lá phông càng đẹp hoặc ngang hàng với bóng đèn huỳnh quang lắp trên tường.

- Vùng lắp đặt thẳng đứng: cách cạnh tường thô (cửa, cửa sổ…), hoặc cách góc nhà 0,15m.

- Đối với những nơi ẩm ướt như phòng tắm hạn chế tối đa việc đi dây nổi những nơi này.

1.2. Nguyên tắc bố trí khí cụ, thiết bị điện

- Bảng điện (cầu chì,công tắc, ổ cắm, CB, hộp số quạt …) hoặc tủ điện đặt cách nên nhà hoàn thiện (1,2  1,5)m. Đối với ổ cắm trong bếp cách nền nhà hoàn thiện 1,0m.

- CB, công tắc điện phải đặt ở nơi dễ thao tác để khi cần thiết đóng, cắt điện được nhanh chóng, kịp thời.

- Bóng đèn huỳnh quang lắp trên tường cách trần nhà (0.3 0,5) m. - Quạt treo tường cách sàn nhà hoàn thiện (2,5  3,0) m.

- Ở những nơi ẩm ướt như trong phòng tắm, không đặt ổ cắm nổi, công tắc, hạn chế kéo dây điện qua nơi này. Đối với phòng tắm giặt, nơi đặt công tắc an toàn nhất là ở mé ngoài cửa phía không có bản lề.

2. Phương pháp lắp đặt ống ruột gà đi nổi

Khi luồn dây điện vào ống ruột gà đi nổi, quá trình được tiến hành một cách rất dễ dàng và nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian.

102

Việc đầu tiên cần làm trước khi tiến hành lắp đặt là phải xác định được tiết diện của ống phù hợp với lượng dây cần đi. Tránh sử dụng loại ống có tiết diện quá rộng sẽ gây lãng phí về kinh tế, còn nếu sử dụng ống quá trật thì sẽ gây khó khăn cho việc đi thêm dây hoặc nâng cấp hệ thống dây dẫn điện khi cần.

Hình 11.1 Ống ruột gà và phụ kiện

Nếu công trình có độ cao lớn bạn hoàn toàn có thể thả ống gen ruột gà từ trên cao xuống, sau đó luồn dây vào từ từ, dựa vào trọng lực dây điện sẽ được luồn từ từ vào ống gen dễ dàng.

Ưu điểm của cách này chính là việc luồn dây nhanh chóng và chiều dài dây có thể luồn lớn.

Các bước thực hiện khi lắp đặt dây bằng ống ruột gà đi nổi:

Bước 1: Xác định độ dài đường ống để lắp đặt

- Xác định chính xác số lượng và kích cỡ dây để chọn ống phù hợp - Xác định vị trí đầu cuối và đường đi của ống để đo chiều dài ống

- Sau đó chọn loại dây mồi có chiều dài phù hợp để kéo dây điện qua đường ống.

Bước 2: Luồn dây dẫn vào ống

- Đảm bảo đầu ống luồn dây điện hoặc ống ruột gà được bịt kín bằng đầu bịt ống để tránh làm dây cáp bị cứa rách khi luồn.

- Sau khi luồn dây mồi vào ống, móc tất cả dây điện cần luồn vào đầu dây mồi, nếu muốn được chắc chắn hơn, dùng băng keo điện quấn chặt đầu dây để không bị tuột trong quá trình kéo. Sau đó rút dây mồi về, dây điện sẽ được kéo theo dây mồi và luồn qua đường ống.

- Nếu chiều dài ống không đủ, có thể nối 2 ống lại bằng phụ kiện nối thẳng hoặc dùng băng keo để quấn lại.

- Khi cần rẽ nhánh

+ Khi rẽ nhánh L ta dùng co L hoặc uốn cong ống theo hướng cần đi.

+ Khi rẽ nhánh 3 hay 4 thì có thể dùng phụ kiện ngã 3 hay 4, hoặc có thể cắt rời rồi ghép các đoạn ống lại với nhau, sau đó dùng băng keo băng lại.

Bước 3: Cố định ống lên tường

103

- Cố định ống trên tường: dùng đinh móc ống cùng kích thướng ống và đinh thép đóng vào tường. Nếu đường ống lớn phải khoan lỗ dùng tắc kê và đinh vít để giữ vứng chắc đường ống. Khoảng cách giữa các móc khoảng 0,5m  0,7 m.

3. Lắp đặt theo sơ đồ đơn tuyến 3.1 Quy trình lắp đặt

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư thiết bị

+ Dụng cụ: Kìm cắt dây, tua vít bake, bút thử điện, khoan tường... + Thiết bị: Bảng điện, công tắc, bộ đèn, cầu chì, ổ cắm...

+ Vật tư: dây điện, ống ruột gà, băng keo, ốc vít, tắc kê nhựa...

Bước 2: Luồn dây vào ống

- Xác định chính xác số lượng và chiều dài dây dẫn cần dùng trong ống - Luồn tất cả số lượng dây dẫn đó vào ống cùng 1 lúc.

Bước 3: Cố định ống lên tường

Dùng móc đinh thép hoặc kẹp ống để cố định ống ruột gà lên vị trí lắp đặt.

Bước 4: Lắp bảng điện hoặc tụ điều khiển

- Đấu dây bảng điện, tụ điều khiển theo thiết kế của bản vẽ.

- Dùng bóng thử hoặc VOM đo thông mạch các đầu dây ở bảng điện (tủ điều khiển) với các đầu ra của thiết bị để đánh dấu các đầu dây.

- Lắp bảng điện (tủ điều khiển): Đấu dây vào bảng điện (công tắc, ổ cắm...), tủ điều khiển (CB...)  cố định bảng điện (tụ điều khiển)

- Một điểm nối không được quá nhiều dây, các đầu đấu vào công tắc không nối quá 2 dây, các đầu đấu vào ổ cắm không nối quá 3 dây.

Bước 5: Kiểm tra và cấp nguồn

Dùng đồng hồ VOM để kiểm tra nguội mạch điện.

- Kiểm tra từng mạch: đo thông mạch, đo điện trở cách điện. - Kiểm tra toàn mạch ở tủ điện tổng.

- Chỉnh sửa lỗi kỹ thuật (nếu có).

- Cấp nguồn

3.2 Lắp đặt

104

Hình 11.2: Sơ đồ đơn tuyến Yêu cầu:

- Công tắc CT1 điều khiển đèn Đ1 và DD4 song song - Công tắc CT2 và CT4 điều khiển đèn Đ2

- Công tắc CT3 điều khiển đèn Đ3

4. Lắp đặt theo sơ đồ mặt bằng 4.1. Đọc bản vẽ

Phương pháp đọc và phân tích sơ đồ điện là tìm hiểu kí hiệu qui ước, tên gọi và cấu tạo, nguyên lý làm việc, chức năng, nhiệm vụ của từng thiết bị được vẽ trên sơ đồ. Việc đọc và phân tích được phải tìm hiểu và giải thích được sự hoạt động của toàn bộ hệ thống mạch điện đã vẽ trên sơ đồ, qua đó có thể phán đoán các sự cố có thể xảy ra để từ đó đề ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa hoặc thay thế.

4.2. Dự trù vật tư, thiết bị

- Vật tư thiết bị được lựa chọn theo bản thiết kế và yêu cầu của nhà đầu tư. Về số lượng chọn theo bản thiết kế, về chủng loại theo yêu cầu của nhà đầu tư.

- Lập bảng thống kê tổng hợp các trang thiết bị, vật tư cần thiết cho từng công việc lắp đặt.

4.3. Thi công lắp đặt

Bước 1: Khảo sát hiện trường

Vì các sơ đồ thiết kế hệ thống điện chỉ là sơ đồ mặt bằng do vậy trước khi thi công lắp đặt thì ta phải tới hiện trường thực nhằm khảo sát hiện trường để đưa ra phương án thi công hợp lý.

+ Quan sát, kiểm tra, xem xét hiện trường thực đối chiếu với bản vẽ thi công. + Thống kê chính xác các công việc và đưa ra phương án lắp đặt phù hợp.

Một phần của tài liệu KT LẮP ĐẶT ĐIỆN 1 CD - Nguồn: BCTECH (Trang 98 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)