3.1. Quy trình lắp đặt
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư
- Dụng cụ: Kìm cắt , kìm tuốt dây,búa nguội, tua bít bake, bút thử điện, đồng hồ VOM, khoan điện.
- Thiết bị: Cầu chì, công tắc đơn, bộ đèn sợi đốt, bảng điện - Vật tư: băng keo, dây điện, tắc kê nhựa, ốc vít...
Bước 2: Cố định thiết bị
- Xác định vị trí lắp đặt đèn, bảng điện - Khoan lỗ cố định thiết bị
- Cố định cầu chì, công tắc lên bảng điện Bước 3: Nối dây thiết bị
- Nối dây liên kết giữa các thiết bị được thực hiện tại các vít nối dây của các thiết bị.
56 - Dây pha được đấu qua cầu chì.
- Các điểm nối phải gọn, chắc chắn tránh để ba via gây chạm chập
Bước 4: Kiểm tra nguội: Dùng VOM để kiểm tra mạch điện khi bật tắt công tắc. Bước 5: Đấu nối nguồn, vận hành mạch.
3.2. Lắp mạch
Lắp đặt mạch điện theo sơ đồ đơn tuyến
Hình 5.5: Sơ đồ đơn tuyến mạch đèn sợi đốt
Sơ đồ lắp đặt
Hình 5.6: Sơ đồ lắp đặt
57
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày cấu tạo và các nguyên nhân hư hỏng thường gặp của đèn sợi đốt. 2. Vẽ sơ đồ mạch điện đèn sợi đốt.
YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
1. Học viên trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các nguyên nhân hư hỏng thường gặp của đèn sợi đốt.
58
BÀI 6
LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN ĐÈN HUỲNH QUANG Giới thiệu
Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động cách lắp đặt bóng đèn huỳnh quang
Mục tiêu
- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn huỳnh quang.
- Lắp đặt, sử dụng thành thạo đèn huỳnh quang đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. - Xác định được các nguyên nhân hư hỏng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của mạch đèn huỳnh quang đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Phát huy được kiến thức đã học vận dụng vào thực tế. Có ý thức trong học tập cũng như công việc.
Nội dung