Hàn mối nối bằng thiếc

Một phần của tài liệu KT LẮP ĐẶT ĐIỆN 1 CD - Nguồn: BCTECH (Trang 41 - 44)

3.1 Dụng cụ, thiết bị, vật liệu hàn

- Mỏ hàn thiếc: mỏ hàn nhiệt, mỏ hàn xung - Đế gác mỏ hàn, gá đỡ kẹp hàn mạch - Nhựa thông, thiếc hàn, giấy nhám

40

a) Mỏ hàn xung b) Mỏ hàn nhiệt, để gác và vật liệu hàn

c) Kẹp gá hàn mạch

3.2. Những điểm cần chú ý khi hàn nối

- Nên kiểm tra thường xuyên tình trạng cách điện ở mỏ hàn. Nếu mỏ hàn bị điện chạm vỏ sẽ gây nguy hiểm, mất an toàn.

- Khi sử dụng mỏ hàn thường, tuyệt đối tránh va chạm mạnh có thể làm vỡ sứ, hỏng cách điện, hoặc đứt dây điện trở nhiệt… làm mỏ hàn bị hỏng.

- Đối với mỏ hàn xung không được ấn công tắc liên tục quá lâu, biến áp sẽ bị quá nhiệt, cháy biến áp làm hỏng mỏ hàn.

- Sau mỗi lần hàn nên phủ kín đầu mỏ hàn bằng một lớp thiếc mỏng để hạn chế gỉ sét ở đầu mỏ hàn.

- Nhựa thông có tác dụng tẩy rửa sạch mối hàn và tăng tốc độ kết dính giữa thiếc và vật liệu hàn.

- Nếu điểm hàn chưa đủ nóng, thiếc chưa đủ nóng chảy lỏng hoàn toàn thì mối hàn sẽ không trơn láng ( không nhẵn bóng), không đảm bảo tiếp xúc về điện và độ bền chắc về cơ.

- Để sửa một mối hàn ta ấn đầu mỏ hàn vào nhựa thông rồi ấn sát vào mối hàn cần sửa cho đến khi thiếc đã hàn nóng chảy lỏng hoàn toàn ta nhấc mỏ hàn ra.

41

3.3. Hàn mối nối

Mối hàn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nếu nó tiếp xúc tốt về điện, bền chắc về cơ, nhỏ gọn về kích thước, bóng láng về hình thức.

Bước 1: Xử lý sạch tại hai điểm cần hàn.

Dùng dao hoặc giấy nhám làm sạch lớp ôxit trên bề mặt tại hai điểm cần hàn. Ngoài ra còn có thể dùng axit hàn để nhanh chóng tẩy sạch lớp ôxit này.

Bước 2: Tráng thiếc.

Dùng mỏ hàn gia nhiệt tại điểm vừa xử lý rồi tráng phủ một lớp thiếc mỏng. Bước 3: Hàn nối.

Đặt hai điểm cần hàn tiếp xúc với nhau, ấn đầu mỏ hàn sát vào cả hai vật cần hàn để gia nhiệt, rồi đưa thiếc hàn vào điểm cần hàn. Thiếc hàn nỏng chảy và bao phủ kín điểm hàn sau đó nhấc mỏ hàn và dây thiếc ra hai hướng khác nhau.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Đọc ký hiệu dây cáp điện sau: - CXV-4×1.5 (4×7/0.52-0.6/1kV)

- Cu/Pvc 2(1×1.5)mm2+E(1×1.5)mm2 - 4x1c-300mm2- Cu/Xlpe/Pvc + E150mm2

2. Trình bày các bước nối dây đơn, cáp điện và hàn mối nối bằng mỏ hàn thiếc.

YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

1. Học viên đọc được ký hiệu trên dây cáp điện.

42

BÀI 4

LẮP ĐẶT CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN TRONG CHIẾU SÁNG Giới thiệu

Công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách lựa chọn và cách lắp đặt, các hư hỏng thường gặp của các khí cụ điện trong chiếu sáng

Mục tiêu

- Trình bày được công dụng, phân loại của các khí cụ điện trong hệ thống chiếu sáng dân dụng.

- Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động các khí cụ điện trong hệ thống chiếu sáng dân dụng.

- Lựa chọn, lắp đặt được các khí cụ điện trong hệ thống chiếu sáng dân dụng. - Sửa chữa được các hỏng thường gặp của khí cụ điện trong hệ thống chiếu sáng dân dụng.

- Phát huy được kiến thức đã học vận dụng vào thực tế. Có ý thức trong học tập cũng như công việc.

Nội dung 1. Công tắc 1.1 Cấu tạo

Cấu tạo của công tắc: phần chính là tiếp điểm đóng mở được gắn trên đế nhựa và có lò xo để thao tác chính xác.

Một phần của tài liệu KT LẮP ĐẶT ĐIỆN 1 CD - Nguồn: BCTECH (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)