Khái niệm chung

Một phần của tài liệu KT LẮP ĐẶT ĐIỆN 1 CD - Nguồn: BCTECH (Trang 91 - 94)

1.1 Khái niệm

- Chiếu sáng điện là sử dụng các bóng đèn điện để chiếu sáng. Muốn nghiên cứu về chiếu sáng điện cần tìm hiểu về cấu tạo, đặc tính các loại đèn điện, và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến chiếu sáng của không gian kiến trúc nơi dự định sử dụng chiếu sáng.

- Chiếu sáng bằng điện ngày nay không chỉ đơn thuần là tạo ra ánh sáng để làm việc, mà còn là việc sử dụng ánh sáng hợp lý nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, tạo độ sáng thích hợp làm cho người sử dụng được thoải mái, sảng khoái trong công việc và nghỉ ngơi giải trí, tạo cảm giác an toàn tin cậy cho mọi người. Trong các không gian rộng lớn, hay những căn phòng vì yêu cầu kỹ thuật mà ánh sáng tự nhiên không thể chiếu vào, thì việc chiếu sáng đơn giản và hiệu qủa nhất là chiếu sáng bằng đèn điện.

- Thiết bị chiếu sáng bằng điện còn là phương tiện trang trí nghệ thuật cho các công trình kiến trúc cả bên trong lẫn bên ngòai, chiếu sáng bằng điện cũng là phương tiện để các nhà kinh doanh quảng cáo sản phẩm của mình, là phương tiện để bảo vệ cho con người khỏi các tai nạn, trộm cắp...

Vì vậy, chiếu sáng điện là bộ phận không thể thiếu khi thiết kế kiến trúc. Để làm công việc này ta cần:

+ Tìm hiểu môi trường được chiếu sáng : Không gian kiến trúc, yêu cầu của công việc, người sử dụng ánh sáng.

+ Chọn lựa loại đèn và cách bố trí đèn phù hợp với yêu cầu.

+ Bố trí hệ thống dây cấp điện, thiết bị điều khiển đèn hợp lý, thuận tiện cho người sử dụng và phòng chống cháy nổ.

1.2 Các yêu cầu cơ bản

- Phù hợp điều kiện làm việc đối với từng mục đích chiếu sáng.

- Chỉ số hoàn màu cao: mang lại sự trung thực giống ánh sáng tự nhiên. - Tiết kiệm năng lượng, hiệu suất cao.

- An toàn, thân thiện với môi trường. - Tuổi thọ cao.

90

- Không bị lóa mắt, độ chói của đèn phải chọn sao cho mắt người không bị mệt mỏi do chiếu sáng trực tiếp hay ánh sáng phản xạ.

- Trường hợp khi bị sự cố thì phải có hệ thống đèn an toàn để có thể thoát ra ngoài.

1.3 Các hình thức chiếu sáng 1.3.1 Hệ thống chiếu sáng làm việc 1.3.1 Hệ thống chiếu sáng làm việc

Để tạo nên độ rọi ở những nơi làm việc, người ta dùng chiếu sáng chung, chiếu sáng cục bộ (hay khu vực) và chiếu sáng tổ hợp.

Hình ảnh

Hình 9.1: Hệ thống chiếu sáng làm việc

Chiếu sáng chung

- Khái niệm: Là hệ thống chiếu sáng cho bề mặt làm việc sao cho độ rọi đồng đều tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động làm việc.

- Đặc điểm: + Phân bố đều. + Phân bố chọn lọc.

- Sử dụng: Chiếu sáng chung được sử dụng trong các nơi có diện tích làm việc rộng, có yêu cầu độ rọi gần như nhau tại mọi điểm trên bề mặt đó, như ở phân xưởng may, xưởng mộc, hàn, tiện, phòng học, nơi làm việc…

- Ưu nhược điểm

+ Ưu điểm: Tạo nên độ rọi đều có ảnh hưởng tốt tới mắt, có thể dùng đèn chiếu sáng công suất lớn để nâng cao hiệu suất chiếu sáng.

+ Nhược điểm: Lãng phí điện năng vì không phải chỗ nào cũng yêu cầu độ rọi

như nhau.

Chiếu sáng cục bộ

- Khái niệm: Là hệ thống chiếu sáng cho những nơi yêu cầu sự quan sát tỉ mỉ, chính xác và phân biệt rõ các chi tiết … thì cần có độ rọi cao mới làm việc kết quả.

- Đặc điểm: Chỉ cần bóng đèn có công suất nhỏ.

- Sử dụng: Thường được dùng để chiếu sáng các chi tiết gia công trên máy công cụ, chiếu sáng ở các bộ phận kiểm tra…

- Ưu nhược điểm:

+ Tạo ra độ rọi cao ở những nơi cần thiết.

+ Có thể điều chỉnh được hướng chiếu sáng và dùng các đèn điện áp thấp để nâng cao hiệu suất.

91

+ Khi không làm việc có thể tắt đèn do đó tiết kiệm điện năng.  Chiếu sáng tổ hợp (hay còn gọi là chiếu sáng hỗn hợp)

- Khái niệm: Là kết quả của việc sử dụng đồng thời chiếu sáng chung và chiếu

sáng cục bộ.

- Sử dụng: Chiếu sáng hỗn hợp thường được dùng ở những phân xưởng gia công nguội, các phân xưởng khuôn mẫu, trong các nhà máy cơ khí. Nó cũng được dùng khi cần phân biệt màu sắc, độ lồi, lõm…

1.3.2. Hệ thống chiếu sáng ngoài trời

- Hình ảnh:

Hình 9.2: Hệ thống chiếu sáng ngoài nhà

- Khái niệm: Là hệ thống chiếu sáng cơ bản nhằm phục vụ cho các mục đích như: về thẩm mỹ (để chiếu sáng bên ngoài ngôi nhà, cảnh quan, công viên…). Về mặt an ninh (chiếu sáng lối đi và các vật xung quanh nhà…). Về mặt tiện ích (chiếu sáng hiên nhà, đường đi, lối lái xe….)...

- Đặc điểm: Thông thường chiếu sáng ngoài nhà thường kéo dài trong một khoảng thời gian lớn, do đó để tiết kiệm năng lượng nên dùng các đèn tiết kiệm điện hoặc sử dụng các loại đèn có bộ hẹn giờ hoặc cảm biến…khi cần thiết thì bật sáng không cần thiết thì tự động tắt…

1.3.3 Hệ thống chiếu sáng sự cố

- Khái niệm: Là hệ thống chiếu sáng tạo ra ánh sáng khi xẩy ra sự cố mạng chiếu sáng chính. Hệ thống chiếu sáng sự cố phải bảo đảm có đủ ánh sáng để công nhân sơ tán khỏi nơi nguy hiểm hoặc tiến hành thao tác xử lý sự cố.

92

Hình 9.3: Đèn chiếu sáng sự cố

- Đặc điểm: Trong hệ thống chiếu sáng tòa nhà không thể thiếu hệ thống chiếu sáng

sự cố. Hệ thống chiếu sáng sự cố chỉ sáng trong một thời gian nhất định. Nguồn điện được lấy từ Pin (ắc quy) dự phòng thường đi cùng với đèn, khi xảy ra sự cố mất điện hệ thống chiếu sáng sự cố sẽ tự động bật sáng để thoát ra ngoài hoặc để phục vụ cho việc sửa chữa.

1.4 Phân loại chiếu sáng

Có nhiều cách phân loại hệ thống chiếu sáng khác nhau, dưới đây là hai cách phân loại cơ bản.

- Căn cứ vào dạng chiếu sáng được chia làm 2 dạng :

+ Chiếu sáng công nghiệp: là ánh sáng được cấp cho các khu công nghiệp như: nhà xưởng, kho, bãi …

+ Chiếu sáng dân dụng: là ánh sáng được cấp cho căn hộ, trường học, khách sạn….

- Căn cứ vào mục đích chiếu sáng được chia ra như sau:

+ Chiếu sáng chung: là chiếu sáng tạo ra có độ sáng đồng đều trên bè mặt chiếu sáng.

+ Chiếu sáng cục bộ: là hình thức ánh sáng tập trung cho 1 điểm hay cho 1 diện tích hẹp

+ Chiếu sáng sự cố: là biện pháp dự phòng khi xảy ra sự cố mất điện.

Một phần của tài liệu KT LẮP ĐẶT ĐIỆN 1 CD - Nguồn: BCTECH (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)