Tuổi thơ trên đờng phố

Một phần của tài liệu Day hoc van kinh nghiem va sang tao (Trang 95 - 99)

… Lần đầu đặt chân đến Hà Nội, Xuân còn đúng 25.000đ trong túi. Nghe mấy ngời chạy xe ôm tốt bụng ở bến xe Giáp Bát bày kế sinh nhai, nó nhịn ăn, mua một bộ đồ nghề đánh giày. Con nít nhà quê chỉ quen chân trần suốt ngày nên nó có biết đánh giày là gì đâu. Đôi giày đầu tiên nó đánh không sạch mà còn nhoe nhoét xi. Suốt ngày nó cứ cúi gập mặt xuống những đôi chân thiên hạ. Có ngời thơng xót tặng thêm cho nó, nhng cũng không ít ngời khinh miệt chửi rủa nó thậm tệ. Để có tiền, có bánh mì, Xuân cắn răng nuốt nhục và cố gắng

nhe răng ra cời, cho dù đó là những cái cời ngô nghê tội nghiệp. Nhng nó lại không thể nhẫn nhục trớc mấy thằng cùng cảnh ngộ nh mình. Có ngày nó bị thằng Thắng “cồ” lớn hơn phang cả hộp đánh giày vào đầu. Máu tràn xuống miệng mặn chát. Nó điên tiết xông vào đánh lại. Hai đứa nh hai chú sói hoang dại gầm gừ cắn xé nhau. Đến khi ngời lớn can ra đợc thì nó đã bị đám bụi đời Hà Nội dùng nắm đấm “mua đứt” mấy con đờng đông khách. Nó ế ẩm. Đói. Rét. Nó không sợ nhục, không sợ đánh nhau. Nhng nó sợ đói. Một mình cô đơn với hộp đánh giày trên đờng phố càng ngày càng khó kiếm sống. Nhiều đêm nó đi ngủ với cái bụng trống rỗng và cứ chập chờn mơ mình đang đợc nhai miếng thịt quay béo ngậy. Khi giật mình tỉnh giấc, n- ớc miếng của nó chảy ớt cả cái hộp đánh giày gối dới đầu.

Một tối mùa đông giá rét. Xuân ngồi co ro ôm hộp đánh giày trên vỉa hè. Nó xanh mét, run rẩy vì lạnh và đói. Mấy bà nhặt ve chai thơng tình: “Hay là cháu đi nhặt ve chai? Trúng đ- ợc sắt công trình phế thải hay đồng nát cũng khối tiền đấy. Mà còn tự do nữa”. Xuân rũ xuống, không lắc cũng không gật. Sáng hôm sau, nó bỏ hộp đánh giày, mò mẫm vào các khu công trình đang tháo dỡ. Hôm nào may mắn nó cũng kiếm đợc chút đỉnh sắt vụn. Có điều mệt hơn nhiều so với đánh giày. Nhiều khi sắt vẫn còn nằm trong ruột tảng bê tông, nó phải mợn búa phá tờng của thợ hồ dài và nặng gần bằng cả ngời nó để đập vỡ bê tông. Ngời nó choắt lại. Tay nó hết toé máu lại chai rộp, lại toé máu, rồi lại chai rộp. Ban ngày lang thang khắp phố, đêm đến nó chui rúc ngủ ở bất cứ xó xỉnh nào có thể ngủ đợc.

Chị bán bún đậu ở bến xe Giáp Bát cũng nghèo rớt, nhng rất thơng xót thằng nhóc không nhà tội nghiệp. Những hôm nó nhịn đói mò về, chị vẫn lặng lẽ múc cho nó một tô bún đậu. Nó cúi mặt chảy nớc mắt vào tô bún, hứa: “Khi nào có nhiều tiền, em sẽ trả nợ chị gấp đôi! Buổi sáng, em sẽ mua hết cả gánh bún này để chị khỏi phải nhọc nhằn gánh đi bán nữa”. Chị bán bún đậu cúi mặt xuống gánh bún, giấu đôi mắt đỏ hoe.

Cuộc sống đẫm mồ hôi lặng lẽ trôi qua. Nhng rồi mấy thằng bụi đời lớn hơn lại bắt nạt nó. Chúng giành giật nơi có sắt vụn, trấn luôn cả tiền mà nó kiếm đợc. Chúng lại lao vào nhau. Nó bị đạp té xuống đất, lại đứng lên, lại bị đạp xuống. Nhng mắt Xuân vẫn luôn ráo hoảnh. Mặt đanh lại. Không một tiếng khóc. Chỉ có đêm về nằm co ro một mình dới gốc cây, nó mới âm thầm chảy nớc mắt. Nó dần dần hiểu ra rằng cuộc sống đờng phố không thể dung nạp một thằng nhóc đơn độc nh nó. Những ngày hôm sau, nó chủ động tìm cách làm thân với đám trẻ đờng phố.

Từng giành giật, cắn xé nhau vì mấy mẩu sắt vụn, nhng đám trẻ không nhà vẫn đến với nhau rất nhẹ nhàng. Chẳng cắt máu ăn thề, chẳng đại ca hay đàn em nào đứng lên hay quì xuống để thề thốt điều gì, nhng bọn chúng đã hiểu ngầm với nhau thành một gia đình “cùng làm, cùng ăn, cùng chịu”. Từ đó, Xuân dần thay đổi. Nó cứng cáp, chai lì và lọc lõi hơn. Cuộc sống đờng phố đã dạy cho nó những bài học sinh tồn khác hẳn cái cách sống của những ngời nông dân chân lấm tay bùn ở quê nó. Nó bắt đầu một cuộc sống khác.

Một đêm, Xuân đang đói meo, lang thang trên phố thì bất ngờ một cánh tay ngời lớn kẹp cổ nó từ phía sau. Mãi đến lúc nó gần ngạt thở, cánh tay đó mới thả lỏng ra. Nó quay lại nhìn, giật mình nhận ra ngời vừa mới siết cổ mình là một gã giang hồ chuyên chơi hàng trắng ở khu Long Biên. Nó cha kịp mở miệng thì ngời kia đã nói: “Chú mày đang đói phải không? Chú mày đem giao cái này cho anh. Nhoắng một cái đã đợc 5.000đ. Khoẻ re nh con bò kéo xe!”. Xuân cha kịp hiểu cái gói nhỏ xíu nh viên kẹo ấy là gì, nhng đói quá nên nó gật đầu liều để có miếng ăn. Theo chỉ dẫn của gã nghiện, nó đi bộ ra chân cầu Long Biên. Một đôi thanh niên chạy xe máy vút đến, giật nhanh cái gói nhỏ đó, rồi nhét vào túi nó tờ 50.000đ. Nó còn đang ngơ ngác thì gã nghiện kia đã xuất hiện ngay sau lng, giật phắt tờ tiền và giúi lại cho nó 5.000đ. Số tiền vừa đủ mua hai ổ bánh mì cho nó và Đăng “ti mo” ăn ngấu nghiến.

Sáng hôm sau, Xuân kể lại cách kiếm tiền kì lạ này cho mấy đứa trẻ bụi đời từng trải hơn nghe. Và mặt nó tái nhợt khi nghe bọn kia nói: “Chắc là mày bị lừa giao tép ma tuý cho bọn nghiện rồi!”. Tối đó nó cơng quyết không đi làm chuyện này nữa. Nghe lời từ chối của nó, gã nghiện chụp cổ nó lôi vào gầm cầu Long Biên, rít lên: “Thẳng lỏi con, mày dám trái lệnh bố mày à?”. Rồi gã bẻ quặt tay nó, vật sấp nó xuống đất và lấy giày dận hự hự lên lng nó. Nó kêu thét đau đớn thì gã nghiện càng dận mạnh hơn. Đế giày thể thao có đinh xé rách cả lng nó, máu chảy ớt cả áo. Gã nghiện vừa hành hạ nó vừa doạ: “Tối qua mày đã giao một tép. Tao

mà báo công an thì mày tù mọt gông, hiểu cha?”. Không thể chịu đựng nổi đau đớn, nó đành nuốt nớc mắt gật đầu. Nhng nó không cho Đăng “ti mo” biết vì sợ liên luỵ đến bạn. Ban ngày nó mệt mỏi ngủ vùi. Đêm đến nó đi giao lẻ hàng trắng trong nỗi sợ hãi khủng khiếp. Có lần nó giao nhầm tép ma tuý giả, bị mấy tay nghiện quay lại tìm, tát hộc máu mũi. Càng ngày nó càng nhợt nhạt, xanh xao. Mấy lần nó đã tìm cách chạy trốn nhng đều không thoát khỏi cặp mắt cú vọ dữ dằn của gã nghiện. Đang lo sợ vì không biết làm thế nào để thoát khỏi nanh vuốt của gã nghiện thì một buổi chiều nó thấy công an còng tay gã nghiện giải đi. Nó cắm cổ chạy thục mạng ra bãi sông Hồng trong tâm trạng vừa vui mừng vừa sợ hãi. Nó đã thoát khỏi sự kìm kẹp của gã nghiện nhng liệu công an có bắt nó không? Suốt mấy ngày sau đó, Xuân trốn biệt dới hốc cầu Long Biên. Đến nỗi ngời gác đờng sắt phải giội nớc lạnh xuống nó mới chịu chui ra.

Từ khi quen Đăng, Xuân cảm thấy đời mình vẫn còn may mắn. Tuy đã 13 tuổi nhng cơ thể suy dinh dỡng của Đăng còm nhom nh đứa trẻ lên 9. Nó mồ côi cha mẹ và cũng chẳng biết anh chị mình đang ở đâu.

“Chết này. Ông đánh cho mày chết này. Cái thằng oắt con mất dạy, dám ăn cắp của bố mày hả”. Vừa ra khỏi Trung tâm bảo trợ xã hội, Xuân đã chứng kiến cảnh một thằng nhóc bị một tay buôn trái cây ở chợ Long Biên tát chảy máu mồm. Nó bị ăn đòn tơi tả chỉ vì ăn trộm một trái da. Thơng nó muốn rơi nớc mắt nhng Xuân cũng chỉ dám đứng nhìn. Bộ dạng bụi đời nh nó mà dám mở mồm ra xin xỏ thì sẽ bị ăn đòn ké là cái chắc.

Đợi tới khi tay lái buôn đã hả giận bỏ đi, Xuân mới dám lân la đến hỏi thăm thằng nhóc đang ôm mặt máu ngồi khóc. Cùng cảnh ngộ đi hoang, chúng dễ đồng cảm với nhau lắm. Quê Đăng ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình, cha ốm chết, mẹ bị tai nạn giao thông chết. Nhà năm anh chị em thì ba ngời đi tù vì bán hàng trắng, một ngời chết vì bị sốc ma tuý. Còn chị nó vào Nam làm cái nghề mà chẳng bao giờ dám nói với ai. Một buổi sáng tỉnh dậy, nó mếu máo thấy mình trơ trọi, không một ngời thân bên cạnh. Ngôi nhà cũng bị chủ nợ lấy mất. Đăng trở thành đứa trẻ vô thừa nhận. Nó vất vởng sống nhờ lòng tốt của dân làng ít lâu, rồi theo một đám choai choai lên Hà Nội. Khi đó nó mới 5 tuổi.

Lần đầu lên Hà Nội, Đăng ngơ ngác, co ro sợ hãi. Nó cứ thút thít khóc. Mấy đứa lớn bực mình quá phải tát vào mồm, nó mới chịu nín. Bọn choai choai ôm hộp đánh giày kiếm sống. Đăng còn bé nên đợc giao việc đi “săn” giày ở các quán xá và trả giày sau khi mấy đứa lớn đã đánh xong. Lang thang khắp các phố ở Hà Nội, cuối cùng bọn Đăng trôi dạt về bến xe Hà Đông. Tuy bữa đói bữa no nhng Đăng vẫn có thể tiếp tục chịu đựng cái cách sống ấy dài dài, nếu nh mấy đứa lớn không bị sa đà nghiện ngập. Một đứa thử. Hai đứa thử. Rồi cả nhóm thử. Cái giống ma tuý đã thử là nghiện liền, không thể bỏ đợc. Đăng còn quá nhỏ nên không bị mấy đứa lớn bắt hút hít thử, do đó mà nó thoát. May mắn cha bị nghiện nhng Đăng lại rơi vào một cái địa ngục khác cũng không kém phần khủng khiếp. Mấy đứa lớn nghiện ngập dặt dẹo không đi làm nổi nữa, chúng bắt Đăng phải đi đánh giày và nộp tiền cho chúng chích choác. Lúc ấy, Đăng 8 tuổi nhng vì đói khát, suy dinh dỡng nên còi nh một đứa trẻ lên 5, lên 6 thôi. Ra đờng, nó luôn bị những đứa bụi đời khác bắt nạt. Nó bị đánh, đá, tạt tai và khốn nạn hơn là bị trấn sạch mấy đồng bạc lẻ vừa kiếm đợc bằng mồ hôi và nớc mắt của mình. Nó kiếm tiền để nuôi cái thân nó đã khó, làm sao mà nuôi nổi mấy thằng nghiện? Mà không có tiền thì mấy đứa nghiện đánh đập nó không tiếc tay. Suốt ngày rảo phố rã rời, tối về lại bị đói, bị ăn đòn đến nỗi có nhiều buổi sáng nó nằm nhàu nhĩ nh một dúm giẻ rách, không sao ngóc đầu lên đ- ợc. Rồi bọn đàn anh nghiện ngập bắt nó phải ăn cắp giày của khách. Chúng bảo: “Mày đánh giày xong, vớ đợc đôi nào xịn thì đừng trả khách nữa mà cứ lẳng lặng đem về đây để các bố mày bán cho. Nếu không mang đợc đôi nào về thì các bố mày đập chết!”. Hết chịu nổi, nó bỏ đi. Nó không sợ đói rét, cô đơn, mà chỉ sợ mấy thằng nghiện kia tìm thấy thì nhừ đòn. Nó buộc phải bỏ hộp đồ nghề đánh giày và chui lủi ở các xó xỉnh khuất nẻo nhất. Một đêm, nó đang co ro trong một bụi cây ở công viên thì công an đa nó về phờng, rồi chuyển đến Trung tâm bảo trợ xã hội ở Hà Tây. Vào trung tâm đợc học chữ, nhng nó lại tiếp tục bị bọn lớn hơn hành hạ đủ kiểu. Thế là nó lại phải bỏ trốn khỏi trung tâm.

Dạt về cầu Long Biên, Đăng khuân vác trái cây kiếm sống. Nhng ngời nó bé quá, cái đầu chỉ nhô lên khỏi chiều cao của cái bao hàng một chút. Mỗi lần nó khuân vác cũng chẳng

đợc bao nhiêu và do đó đồng tiền kiếm đợc cũng chẳng đủ ăn no một bữa bánh mì không nhân. Chợ đầu mối về đêm ồn ào, nhộn nhạo. Trẻ con lang thang bâu bám kiếm ăn đông nh ruồi. Chẳng có mấy ai để ý đến một thằng nhóc còm nhom, xiêu vẹo.

Có một tối, Đăng thò tay trộm đợc một trái da trong tình trạng đầu óc đang váng vất vì đói, đến nỗi chính nó cũng không biết mình đang làm gì. Lần đầu ăn trộm thành công, nó đem bán trái da cho một chị bán trái cây rong. Chị bán hàng rong trả nó 5.000đ, rồi không cầm lòng nổi trớc một thằng bé đang run lập cập vì đói và sợ, chị ấy cho nó thêm 2.000đ. Cầm chặt mấy đồng bạc lẻ nh sợ ai giật mất, nó nhào ra quán phở gọi một bát không thịt. Nó nuốt chửng cả cái lẫn nớc nh cha từng bao giờ đợc ăn một bát phở ngon đến nh vậy. Vài ba lần trót lọt và đến lần nó bị ăn đòn thì Xuân tình cờ chứng kiến. Nhng chính hôm ấy nó bị ăn đòn oan. Mấy đứa lớn hơn nó lởn vởn quanh một xe chở da ở chợ Long Biên, sau đó thằng Phong “lì” vừa ôm một trái da giấu vào áo khoác thì chủ hàng nhào tới. Cả bọn bỏ chạy tán loạn. Thằng Đăng bé nhất, lại bị vấp ngã đúng lúc thằng Phong quẳng trái da lăn tới bên cạnh nó. Thế là nó bị ăn một trận đòn mê tơi. Thấy Xuân hỏi han, an ủi, Đăng cảm động lắm, nớc mắt nó rơm rớm. Xa nay nó chỉ bị bọn lớn hơn bắt nạt và hành hạ, nay thấy Xuân to cao gấp rỡi nó mà lại hiền lành tử tế thì nó muốn khóc oà lên mà không khóc nổi. Từ đấy, hai đứa kết bạn với nhau và lần hồi kiếm ăn ở chợ Long Biên. Chúng hì hục khuân vác thuê và làm tất cả những gì ngời ta sai khiến, cốt chỉ có miếng ăn. Nhng vẫn nhiều hôm chúng chẳng kiếm đợc xu nào, túi rỗng và bụng cũng rỗng. Bụng đói, chúng ôm nhau ngủ trên hốc cầu Long Biên. Chúng lang thang kiếm ăn suốt đêm, còn ngày thì ngủ vùi. Buổi chiều, có những khoảnh khắc chúng đợc sống đúng với cái tuổi thơ hồn nhiên của mình. Đó là khi Xuân nhảy từ cầu xuống sông Hồng và c- ời sằng sặc. Đăng bé hơn, không dám nhảy thì chơi game điện tử. Dần dần Xuân cũng mê chơi game nh Đăng. Kiếm đợc đồng nào, ngoài việc bỏ vào mồm, chúng ném hết vào game. Chúng nghiện game đến mức, hôm nào nhẵn túi, mấy chủ tiệm game quanh chợ Long Biên cũng vui lòng cho chúng chơi chịu. Họ biết chúng có thể nhịn ăn cả ngày, nhng nhịn game thì vô cùng khổ sở, đáng thơng.

Những chú bé đờng phố ngủ ngày và lang thang kiếm sống về đêm, một số đứa ngày càng sa đà vào con đờng trộm cắp. Nhìn đám bạn lần lợt bị công an lập hồ sơ đa vào trại giáo dỡng, Xuân và Đăng cũng mơ hồ lo lắng cho cái tơng lai mù mịt của mình.

Một đêm, nhóm Tam Mao của Hải “liều” rủ Xuân và Đăng đi chơi. Cả bọn đảo một vòng quanh chợ Long Biên rồi lang thang trên các phố vắng. Đến trớc một ngôi nhà quên đóng cửa sổ, Hải huýt sáo cho cả bọn dừng lại. Hải thì thầm vạch kế hoạch leo vào trộm cắp tài sản. Xuân giật mình sợ hãi, bấm Đăng chuồn êm. Hải là ngời của thành phố Hà Nội đi hoang. Nó tập hợp khoảng 8 đứa thành một băng “khét tiếng” về tài chôm chỉa. Cả 8 đứa trong băng của Hải đều có hoàn cảnh na ná nh nhau nh bố mẹ li dị, cha mẹ nghiện ngập và buôn hàng trắng, bị tù tội, chúng đều bị bỏ rơi nh con hoang. Những đứa trẻ sớm phải gánh chịu những rủi ro, bất hạnh của cuộc sống đã gắn bó với nhau tự nhiên nh cỏ dại mọc lẫn với lau sậy vậy, đời nào cũng có và không bao giờ tuyệt chủng. Chúng là một phần tất yếu của cuộc đời mênh mông, nhng luôn bị chìm khuất, thậm chí là lãng quên trong suy nghĩ của hầu hết những ngời lớn đang mải mê đấu đá, hởng thụ, mu sinh Ban ngày, chúng ngủ vạ vật đến tr… a.

Một phần của tài liệu Day hoc van kinh nghiem va sang tao (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w