Các tỷ lệ về khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công vấn giám sát và xây dựng công trình (Trang 27 - 32)

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để tài trợ cho các tài sản của mình các doanh nghiệp không chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu mà còn cần đến nguồn tài trợ khác là vay nợ. Việc vay nợ này đợc thực hiện với nhiều đối tợng và dới nhiều hình thức khác nhau. Cho dù là đối tợng nào đi chăng nữa thì để đi đến quyết định có cho doanh nghiệp vay nợ hay không thì họ đều quan tâm đền khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản phải có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Việc phân tích các tỷ lệ về khả năng thanh toán không những giúp cho các chủ nợ giảm đợc rủi ro trong quan hệ tín dụng và bảo toàn đợc vốn của mình mà còn giúp cho bản thân doanh nghiệp thấy đợc khả năng chi trả thực tế để từ đó có biện pháp kịp thời trong việc điều chỉnh các khoản mục tài sản cho hợp lý nhằm nâng cao khả năng thanh toán.

Các tỷ lệ về thanh toán bao gồm :

Hệ số thanh toán hiện hành

Là tỷ lệ đợc tính bằng cách chia tài sản lu động cho nợ ngắn hạn. Tài sản lu động thờng bao gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhợng, các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạn thờng bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả khác...Cả tài sản lu động và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định - tới một năm. Tỷ lệ khả năng thanh toán chung là thớc đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn đợc trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tơng ứng với thời hạn của các khoản nợ đó.

Công thức của khả năng thanh toán chung nh sau : Hệ số thanh toán hiện

hành(ngắn hạn) =

Tài sản lu động Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ này có giá trị càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt và ngợc lại. Nêú khả năng thanh toán chung nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu con số này quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu t quá nhiều vào tài sản lu động so với nhu

cầu. Thông thờng thì phần vợt trội đó sẽ không sinh thêm lợi nhuận. Vì thế mà việc đầu t đó sẽ kém hiệu quả. Vấn đề này đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải phân bổ vốn nh thế nào cho hợp lý.

Hệ số thanh toán nhanh:

Một tỷ lệ thanh toán chung cao cha phản ánh chính xác việc doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng đợc các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn với chi phí thấp hay không vì nó còn phụ thuộc vào tính thanh khoản của các khoản mục trong tài sản lu động và kết cấu của các khoản mục này. Vì vậy, chúng ta cần phải xét đến hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán nhanh đợc tính bằng cách chia tài sản quay vòng nhanh cho nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm : tiền, chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải thu. Hàng tồn kho là tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lu động và dễ bị lỗ khi đem bán. Do vậy, tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán dự trữ (tồn kho).

Hệ số thanh toán nhanh (thanh toán tức thời) =

Tiền + Đầu t ngắn hạn + Khoản phải thu Nợ ngắn hạn

Nói chung tỷ lệ này thờng biến động từ 0,5 đến 1. Tuy nhiên, cũng giống nh trơng hợp của hệ số thanh toán ngắn hạn để kết luận giá trị của hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu cần xét đến đặc điểm và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.

1.5.2.1.2.Các tỷ lệ về khả năng cân đối vốn

Tỷ lệ này đợc dùng để đo lờng phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của chủ nợ cho doanh nghiệp. Nó còn đợc coi là tỷ lệ đòn bẩy tài chính và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp để thể hiện mức độ tin tởng vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ. Nếu chủ sở hữu chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn thì rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh là do các chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ doanh

nghiệp vẫn nắm đợc quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, các khoản vay cũng tạo ra những khoản tiết kiệm nhờ thuế do chi phí cho vốn vay là chi phí trớc thuế.

Những doanh nghiệp có tỷ lệ này thấp phải chịu rủi ro lỗ ít hơn khi nền kinh tế suy thoái đồng thời có lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn so với doanh nghiệp có tỷ lệ này cao trong nền kinh tế bùng nổ. Hay nói cách khác, những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao có nguy cơ lỗ lớn nhng lại có cơ hội nhận đợc lợi nhuận cao. Tuy lợi nhuận kỳ vọng cao nhng phần lớn các nhà đầu t đều rṍt sợ rủi ro. Vì thế quyết định về sử dụng nợ phải đợc cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro.

Trên cơ sở phân tích kết cấu nguồn vốn, doanh nghiệp sẽ nắm đợc khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ chủ động trong sản xuất kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn.

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

Hệ số nợ = Tổng tài sảnNợ

Tỷ lệ này đợc sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ đã góp vốn cho doanh nghiệp. Thông thờng các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa phải vì tỷ lệ này càng thấp thì các khoản nợ càng đợc đảm bảo trong trờng hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu a thích tỷ lệ nợ cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song nếu tỷ lệ nợ quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán. Để đánh giá đợc việc sử dụng nợ cũng nh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp ngời ta tính mức độ đòn bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage - DFL) của doanh nghiệp.

Mức độ ảnh hởng của DFL đợc xác định nh là tỷ lệ thay đổi về doanh lợi vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi về lợi nhuận trớc thuế và lãi vay phải trả.

DLF = Q (P - V) - F Q (P - V) – F - 1 Trong đó : Q là sản lợng P là giá bán đơn vị sản phẩm

V là chi phí biến đổi mỗi đơn vị sản phẩm F là chi phí cố định

I là chi phí lãi vay phải trả

Từ công thức trên ta thấy khi lợi nhuận trớc thuế và lãi vay không đủ lớn để trang trải lãi vay thì doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ bị giảm sút. Nhng khi lợi nhuận trớc thuế và lãi vay đã đủ lớn để trang trải lãi vay phải trả thì chỉ cần một sự gia tăng nhỏ về sản lợng cũng mang lại một biến động lớn về doanh lợi vốn chủ sở hữu.

Khả năng thanh toán lãi vay hay số lần có thể trả lãi

Tỷ lệ này đợc xác định bằng cách chia lợi nhuận trớc thuế và lãi vay cho lãi tiền vay.

Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trớc thuế và lãi Lãi tiền vay

Khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo cho khả năng trả lãi hàng năm. Việc không trả đợc các khoản nợ này có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản. Cùng với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ này giúp ta thấy đợc tình trạng thanh toán công nợ của doanh nghiệp tốt hay xấu. Một tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao cộng với khả năng thanh toán lãi thấp so với mức trung bình của ngành sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc muốn gia tăng nợ.

Khả năng độc lập về tài chính

Khả năng độc lập về tài chính = Vốn trung và dài hạnVốn chủ sở hữu

Tỷ lệ này phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng lớn thì tài sản của doanh nghiệp càng ít chịu rủi ro. Tuy nhiên, chi phí của vốn cổ phần lớn hơn chi phí vay nợ và việc tăng vốn cổ phần cổ phần có thể dẫn đến bị san sẻ quyền lãnh đạo doanh nghiệp.

Tỷ lệ về cơ cấu tài sản

Đồng thời với việc xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý, doanh nghiệp cần phải xem xét việc sử dụng vốn đó nh thế nào để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và nâng cao hiệu qủa kinh tế của đồng vốn. Việc phân tích tình hình phân bổ vốn

hay kết cấu tài sản của doanh nghiệp sẽ cho ta thấy việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không, có phù hợp với đặc điểm loại hình kinh doanh không và sự thay đổi kết cấu tài sản qua từng thời kỳ có ảnh hởng gì đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ lệ về cơ cấu tài sản = Tài sản cố định hoặc tài sản lu độngTổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hớng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Giá trị của chỉ tiêu này tuỳ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công vấn giám sát và xây dựng công trình (Trang 27 - 32)