Phát triển Cơ giới hoá trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Đề Tài: NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM pdf (Trang 92 - 93)

IV. LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN CỦA RICADO

2.4.Phát triển Cơ giới hoá trong nông nghiệp

2. Giải pháp vĩ mô cho kinh tế nông nghiệp

2.4.Phát triển Cơ giới hoá trong nông nghiệp

Như ta đã biết nền nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp nửa cơ giới, có nghĩa là việc sản xuất nông nghiệp còn dựa vào thủ công là chính và các máy móc thiết bị chưa được áp dụng nhiều vào canh tác nông nghiệp.

Một thực tế tại ngành nông nghiệp ở nước ta là máy móc được đưa vào áp dụng với sự nghiên cứu thì thiếu tính áp dụng cụ thể vào việc canh tác tại từng đia phương khác nhau. Bên cạnh đó máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thường là nhập khẩu từ các nước khác vào Việt Nam nên giá cả khá cao và không phù hợp với người nông dân nước ta.

Ngoài ra còn tồn tại vấn đề là nông dân là những người tự chế tạo ra máy móc để phục vụ cho ngành nông nghiệp. Những máy móc này phù hợp với những vùng khác nhau và với những kỹ thuật canh tác khác nhau nhưng sản phẩm còn thô sơ, thiếu tính chuyên nghiệp trong làm việc. Giá cả máy móc khá cao, khi người nông

92 dân chế tạo ra thì ít được nhà nước quan tâm và bảo hộ sản phẩm dẫn đến tình trạng nhiều sản phẩm bị đánh cắp ý tưởng hoặc chỉ sản xuất nhỏ lẻ đơn chiếc.

Để phát triển cơ giới hóa trong nông nghiệp cần chú trọng vào những vấn đề như sau:

-Khuyến khích chế tạo máy móc phục vụ nông nghiệp theo hướng hiện đại và có tính ứng dụng cao vào nhiều ngành nông nghiệp hoặc chuyên canh nhưng thu lại hiệu quả kinh tế cao. Nhà nước bảo hộ quyền sáng chế cho các sản phẩm được phát minh.

-Nhập khẩu những sản phẩm cơ giới từ nước ngoài về nước một cách có chọn lọc và có hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm nhập về nước phải đảm bảo kỹ thuật canh tác trong nước và dễ dàng vận hành với người nông dân nhằm mang lại hiệu quả thiết thực.

- Đầu tư cho những công trình sáng chế ra các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp có hiệu quả để đưa vào sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao và giá thành thấp nhằm nhanh chóng đến tay người nông dân, ngoài ra có chính sách hỗ trợ nông dân vay vốn đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp

KẾT LUẬN

Chúng ta có thể nhìn thấy được bức tranh tổng thể của nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 là một bức tranh đa màu sắc. Nhưng có thể thấy được đây là giai đoạn đầu tư cho xuất khẩu do vậy năng suất được nâng cao.

Giai đoạn này có thể thấy được nông nghiệp được đầu tư cho việc phát triển kinh tế đất nước tuy nhiên vẫn còn nhiều điều bất cập trong việc quản ly và đầu tư cho nông nghiệp. Một đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam có thể nhận thấy đó là:

Nông nghiệp lạc hậu Nhân công nhiều, chi phí cao giá sản phẩm bán ra cao sản phẩm thiếu tính cạnh tranh lợi nhuận thấp đầu tư ít vào khoa học kỹ thuật Nông nghiệp lạc hậu

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Đề Tài: NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM pdf (Trang 92 - 93)