Quy hoạch tổng thể gắn liền với chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và phân bố nguồn lực chủ yếu.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Đề Tài: NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM pdf (Trang 88 - 89)

IV. LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN CỦA RICADO

2.2.2.Quy hoạch tổng thể gắn liền với chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và phân bố nguồn lực chủ yếu.

2. Giải pháp vĩ mô cho kinh tế nông nghiệp

2.2.2.Quy hoạch tổng thể gắn liền với chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và phân bố nguồn lực chủ yếu.

nuôi và phân bố nguồn lực chủ yếu.

Để làm tốt công tác này Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ khoa học công nghệ và các ban nghành có liên quan căn cứ vào điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái và các tập quán sinh lý xã hội của từng địa phương ra quy hoạch tổng thể và mang tính chiến lược đối với từng vùng kinh tế nhất là các vùng nông nghiệp trọng điểm : trồng lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Nam Bộ, nuôi tôm ở các vùng Tây Nam Bộ, trồng cà phê ở Tây Nguyên, chè ở Trung du Bắc Bộ, trồng cao su, tiêu điều ở Đông Nam Bộ. Tuy nhiên việc quy hoạch tổng thể này phải đặt trong mối tương quan với việc phát triển cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội ở từng vùng, từng kinh tế, khu vực cụ thể. Việc phân bố nguồn lực và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải nhằm đẩy mạnh chuyên canh, thâm canh khai thác tối đa các nguồn lực. Kinh nghiệm ở Cà Mau cho thấy thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi nhiều vùng trong tỉnh như: Đầm dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển, thành phố Cà Mau đã có nhiều thay đổi đáng kể.

Gắn với quy hoạch các vùng nông nghiệp trọng điểm, cần xây dựng các khu chế biến, công nghệ sau thu hoạch và các hoạt động dịch vụ để nâng cao tỉ suất hàng hóa nông nghiệp, nâng cao năng suất và hạ giá thành tạo điều kiện cho hàng hóa Việt nam có thể đứng vững và cạnh tranh với các hàng hóa khác trên thị trường thế giới.

88 Việc điều chỉnh cơ cấu và nguồn lực phải gắn liền với điều chỉnh cơ cấu và đầu tư. Trong thời gian tới cần phải nâng mức đầu tư cho nông nghiệp ưu tiên cho những vùng trọng điểm và ưu tiên cho xuất khẩu tạo môi trường thuận lợi về pháp lý thông thoáng trong kinh doanh để thu hút nguồn vốn ODA, FDI và các nguồn tài trợ khác.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Đề Tài: NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM pdf (Trang 88 - 89)