Các giải pháp cho phát triển kinh tê nông nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Đề Tài: NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM pdf (Trang 69 - 74)

IV. LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN CỦA RICADO

1. Các giải pháp cho phát triển kinh tê nông nghiệp nông thôn

Trong những năm qua với sự nỗ lực cao của Chính phủ và các bộ, ngành, kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định, nhất là giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia,…Tuy nhiên mặc dù đến nay đã là năm cuối thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010, nhưng phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn vẫn chậm, nhất là nông nghiệp tăng trưởng kém bền vững, năng lực cạnh tranh yếu, chất lượng nông sản thấp, lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nông thôn chậm phát triển, thể chế nông thôn chậm đổi mới…Thực tế đó đòi hỏi cần phải có các giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn

1.1. Các mô hình phát triển nông nghiệp nông thôn

Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển tốt, sản phẩm đạt chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải đề ra chiến lược phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất.

Việc xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp, các khu nông nghiệp công nghệ cao thực sự cần thiết, bởi khu nông nghiệp công nghệ cao giúp giải quyết được vấn đề môi trường sinh thái và đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất trong cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.

Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao - bước đi cần thiết.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp cũng đã có những bước tiến mới, có tính cạnh tranh cao cả về chất lượng và giá cả. Bên cạnh các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Phần Lan…, nhiều nước và khu vực lãnh thổ ở Châu á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả. Những mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã được triển khai

69 thành công tại Trung Quốc và Đài Loan. Trung Quốc hiện đã có khoảng 500 khu nông nghiệp công nghệ cao và trên 4.000 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sinh thái khác nhau. Những khu này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc: Tăng nhanh được năng suất cây trồng, vật nuôi; tạo được giống lúa cao sản (lúa siêu năng suất 12 tấn/ha) có mang gen kháng sâu bệnh; các giống cà chua năng suất 140 tấn/ha, rau cải đỏ ngọt năng suất 60 tấn/ha… với chất lượng cao và đồng nhất.

Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp đã đem lại nhiều thành công: Hàng loạt giống cây trồng mới được tạo ra, đặc biệt là các giống kháng sâu, bệnh, chịu hạn… Đối với mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các lĩnh vực công nghệ thường được ứng dụng là tạo giống bằng công nghệ nuôi cấy mô (hoa, cây ăn quả), lai tạo giống cây năng suất cao, chất lượng tốt, sạch bệnh, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; phương pháp canh tác hữu cơ bảo đảm sạch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm; kỹ thuật trồng cây trong nhà kính từ hiện đại đến đơn giản (có hệ thống điều khiển tự động, hoặc bán tự động đối với các yếu tố: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, phân bón, nước tưới) nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên; sử dụng vật liệu mới như nilon che phủ để chống cỏ dại, giữ ẩm đất, có thể tự phân huỷ khi cây lớn, sử dụng các phế liệu nông nghiệp như trấu, mùn cưa… làm giá để trồng cây, đảm bảo vô trùng, thoáng khí, giữ ẩm tốt; tự động hoá, cơ giới hoá trong các quá trình sản xuất, vận chuyển sản phẩm, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản.

Sự xuất hiện của khu nông nghiệp công nghệ cao sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học và công nghệ đào tạo nhân lực cho ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao mới, thuận tiện cho sự chuyển hóa tri thức thành sức sản xuất, thành ưu thế thị trường, tạo cơ hội việc làm và đem lại lợi ích cho đất nước. Phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá nông nghiệp, công trường hoá các trang trại nông nghiệp, hình thành lớp công nhân nông nghiệp với tác phong công nghiệp, tay nghề cao, làm chủ được công nghệ mới.

Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển khá nhanh, với những thành tựu trong các lĩnh vực chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác…, tạo ra khối lượng

70 sản phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không ổn định. Sản phẩm lại chưa được chế biến dẫn đến khả năng cạnh tranh kém. Ngay cả trái cây, rau quả và hoa cảnh là những mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng khó có chỗ đứng trên thị trường thế giới và ngay cả thị trường trong nước. Vì vậy, để thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thu hẹp khoảng cách so với các nước tiên tiến, đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay, việc xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao là cần thiết. Khu này đóng vai trò làm “đầu tàu”, mở đường cho việc đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn hướng nhanh tới hiện đại hoá. Khu nông nghiệp công nghệ cao sẽ đáp ứng mục tiêu dài hạn trong việc phát triển nông nghiệp của nước ta là xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa mạnh, có sức cạnh tranh cao trên thị trường nội địa và xuất khẩu, dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế về nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên kết hợp với áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ nông nghiệp tiên tiến.

Ví dụ của việc áp dụng mô hình nông nghiệp công nghệ cao:

Đến nay, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao đã hình thành. Điển hình là tại Đà Lạt (Lâm Đồng) với các mô hình trồng hoa trong nhà có mái che plastic đạt giá trị sản lượng 605 triệu đồng/ha, trồng rau an toàn đạt 150 triệu đồng/ha. Đà Lạt đang đi theo hướng chuyên môn hoá cao trong sản xuất hoa và rau. Việc sản xuất cây giống bằng phương pháp nuôi cấy mô phát triển khá nhanh, với gần 40 phòng nuôi cấy mô tư nhân đang hoạt động có hiệu quả. Cây giống rau và hoa đã được sản xuất công nghiệp để cung cấp cho người trồng.

Tại Hà Nội cũng xuất hiện mô hình trồng rau, hoa - cây cảnh công nghệ cao, đem lại giá trị sản lượng gấp 5 đến 10 lần so với phương thức canh tác khác. Tại Hà Nội và Hải Phòng, mô hình trồng hoa và rau ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính

71 đã được triển khai với việc nhập nhà kính có hệ thống điều khiển tự động, mở ra một hướng mới trong sản xuất nông nghiệp.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có khá nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao. Đã có 1.663 ha trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ cao, sản lượng đạt khoảng 30.000 tấn/năm, đặc biệt là diện tích rau sản xuất trong nhà lưới cho giá trị sản lượng 120-150 triệu đồng/ha; hơn 700 ha trồng hoa - cây cảnh, các hộ đã áp dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa cảnh đem lại thu nhập 600 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm. Để tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, Thành phố Hồ Chí Minh đã có dự án đầu tư xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao với quy mô 88,17 ha. Đây là mô hình thử nghiệm đầu tiên của nước ta về một khu nông nghiệp công nghệ cao đa chức năng để nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, trình diễn công nghệ mới và chuyển giao công nghệ. Khu nông nghiệp công nghệ cao là trung tâm, từ đó lan toả công nghệ, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở phía Nam.

Việc tổ chức sản xuất và áp dụng công nghệ hiện nay còn dựa nhiều vào kinh nghiệm và tự học hỏi. Hàng loại vấn đề như phòng chống dịch bệnh, chọn tạo giống mới, tiêu thụ… người nông dân chưa giải quyết được. Trong khi đó, nhu cầu học tập công nghệ mới của nông dân rất cao, nhiều nông dân đã tự bỏ kinh phí đi nước ngoài để học công nghệ sản xuất.

Giải pháp để đẩy mạnh xây dựng và phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao

Đối với các trung tâm kinh tế lớn, nên xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao đa chức năng như là một trung tâm nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ. Vì vậy, khi xây dựng cần xác định:

- Khu nông nghiệp công nghệ cao là điểm mẫu, là nơi nghiên cứu hoàn thiện mô hình, đào tạo, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, trang trại và cho hộ nông dân. Có thể làm đầu mối cung cấp vật tư sản xuất, môi giới tiêu thụ sản phẩm. Khu nông nghiệp công nghệ cao không phải là nơi sản xuất sản phẩm hàng hoá thương mại thông thường. Như vậy, khu nông nghiệp công nghệ cao mới là tác nhân

72 thúc đẩy, làm vai trò “đầu tàu” để phát triển kinh tế địa phương, giúp sản xuất khối lượng lớn hàng hoá chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh.

- Phải dựa vào điều kiện tự nhiên và thế mạnh của địa phương để đưa ra mô hình phù hợp.

- Về công nghệ phải lựa chọn công nghệ mới, giống mới để tạo ra những sản phẩm có hàm lượng khoa học cao, nhưng dễ áp dụng, phù hợp với trình độ dân trí và điều kiện kinh tế của người dân.

- Đối với các địa phương xa các trường đại học, cơ quan nghiên cứu nên xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao đơn ngành với một hoặc hai đối tượng cây trồng (hoặc vật nuôi), chủ yếu là trình diễn công nghệ.

- Để có thể đẩy nhanh việc hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao thì Nhà nước phải có những chính sách riêng ưu đãi hơn đối với các khu nông nghiệp công nghệ cao. Các bộ, ngành liên quan cần đưa ra tiêu chí công nghệ cao trong nông nghiệp làm cơ sở cho kêu gọi đầu tư. Các địa phương cần tạo các điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư như giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phát triển nông nghiệp.

1.2. Tăng cường năng lực khoa học công nghệ của ngành nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, việc đầu tư nghiên cứu ứng dụng CNSH vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đến hết năm 2010, Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2006-2010 đã phê duyệt đưa vào thực hiện được 90 nhiệm vụ khoa học công nghệ (78 đề tài và 12 dự án sản xuất thử nghiệm), trong đó có 35 đề tài kết thúc năm 2010. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định, các kết quả nghiên cứu đã tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số CNSH hiện đại đưa vào ứng dụng hiệu quả chủ yếu tập trung ở những lĩnh vực chính như chuyển gen mang tính trạng tốt vào giống cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra những giống có năng suất cao,

73 thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, có khả năng chống chịu dịch bệnh hoặc tạo ra các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng, vật nuôi.

Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng Công nghệ sinh học trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 2011 – 2015 đã chọn tạo được 42 giống cây trồng nông nghiệp bằng công nghệ chỉ thị phân tử và công nghệ tế bào, tạo ra được 33 dòng cây trồng chuyền gen, xây dựng quy trình sản xuất 8 chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng, nấm, vi khuẩn gây bệnh vùng rễ các cây cà phê, hồ tiêu, bông vải, lạc, vừng, ngô, 5 loại chế phẩm sinh học sử dụng trong bảo quản, chế biến rau quả tươi, thực phẩm chế biến...

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Đề Tài: NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM pdf (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)