Mở rộng thương mại quốc tế về nông nghiệp

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Đề Tài: NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM pdf (Trang 91 - 92)

IV. LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN CỦA RICADO

2. Giải pháp vĩ mô cho kinh tế nông nghiệp

2.3. Mở rộng thương mại quốc tế về nông nghiệp

Sản phẩm nông nghiệp của nước ta cũng đạt được nhiều uy tín trên thị trường thế giới nhưng sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam chưa có sức cạnh tranh so với các nước khác. Điều dễ nhận thấy là sản phẩm nông nghiệp của nước ta khi xuất khẩu ra các nước chủ yếu là những sản phẩm thô và chưa được chế biến nhiều mà chỉ mới sơ chế ở trong nước và thiếu hàm lượng kỹ thuật và chất xám trong sản phẩm xuất khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế năm 2010 của ngành nông nghiệp chủ yếu tập trung vào các hoạt động vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, chuyển giao khoa học công nghệ và đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm nông, lâm, thủy sản ra thị trường thế giới.

Theo đó, Bộ NN&PTNT chủ động phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương đầu tư nâng cấp và đầu tư mới hạ tầng thương mại nông, lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp, tính đến năm 2015 hình thành hệ thống chợ bán buôn nông sản hoàn chỉnh trên phạm vi cả nước; đồng thời thực hiện giao dịch trực tuyến trên chợ thương mại điện tử, các sàn giao dịch nông sản; bước đầu hình thành hệ thống kho ngoại quan cho các ngành hàng chủ lực ở một số thị trường trọng điểm quốc tế. Bên cạnh việc quảng bá sản phẩm tại thị trường trong nước nhằm kích thích tiêu dùng nội địa, ngành nông nghiệp xúc tiến mở rộng một số thị trường quốc tế lớn như: Mexico, Brazin, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc. Nhiều hoạt động sẽ được triển khai như: Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế AgroViet 2010 tại thành phố Hồ

91 Chí Minh; Hội chợ sản phẩm làng nghề Việt Nam - Hội thi sản phẩm thủ công năm 2010; Hội nghị quốc tế về cà phê theo chương trình xúc tiến thương mại của ASEAN; Hội nghị Hiệp hội các nước nhập khẩu chè Việt Nam; điều tra khảo sát thị trường tiêu thụ nông sản...

Để đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu, duy trì và tăng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, cần hoàn thiện các văn bản, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về vệ sinh, an toàn thực phẩm; tăng cường kiểm tra chứng nhận thực hành sản xuất tốt cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Để tạo đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm, nhất là chương trình phát triển công nghệ sinh học, Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thủy sản. Bên cạnh việc triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế với các đối tác truyền thống, ngành nông nghiệp sẽ mở rộng hướng hợp tác với các nước châu Phi và châu Mỹ, tạo môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng có tính cạnh tranh cao để thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Đề Tài: NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM pdf (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)