Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Hà Tĩnh:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng Tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 59 - 61)

- Chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tính đến ngày 31/12/2007:

3.3.4-Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Hà Tĩnh:

Tỉnh Hà Tĩnh:

Để cho hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Hà Tĩnh ngày một hiệu quả, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ tín dụng.

Ban lãnh đạo và trưởng phòng nghiệp vụ kinh doanh cần tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng. Nhằm nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ tín dụng cả về nghiệp vụ trong ngành cũng như ngoài ngành. Đặc biệt là phải trau dồi đạo đức nghề nghiệp trong toàn bộ Ngân hàng.

- Xây dựng kế hoạch cho vay kinh tế hộ.

Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa việc lập hồ sơ kinh tế theo từng Xã, theo làng nghề, phân tích, đánh giá tình hình Kinh tế - Xã hội với từng Khu vực, phân loại khách hàng, phân loại hộ làm căn cứ mở rộng, đầu tư tăng trưởng tín dụng, đầu tư đúng đối tượng khách hàng hơn.

- Kế toán theo dõi nợ.

Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán trong công tác theo dõi nợ, cán bộ kế toán theo dõi sao kê lãi, lãi sót, nợ gốc sắp đến hạn,... thật chính xác, thường xuyên hơn để thông báo cho cán bộ tín dụng biết để có biện pháp sử lý.

- Kiểm tra thường xuyên các tổ vay vốn.

Cán bộ tín dụng trực tiếp phụ trách địa bàn và ban lãnh đạo Ngân hàng cần thường xuyên hơn kiểm tra tình hình sử dụng vốn của các thành viên của các tổ vay vốn. Tập huấn thường xuyên các quy định về vay vốn cho các tổ trưởng vay vốn, cần thiết nên in các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ vay vốn gửi cho tổ trưởng.

Ngân hàng phải thường xuyên rà soát nợ đến hạn, nhằm nắm chặt tình hình tài chính của các hộ để có biện pháp thu hồi nợ tốt nhất, hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Khi phát sinh nợ quá hạn chưa trả được cán bộ tín dụng cần phân tích rõ nguyên nhân, phân loại nợ để có biện pháp xử lý kịp thời theo chế độ.

Trên đây là một số nhận xét, ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Hà Tĩnh. Em hy vọng rằng nhận được sự quan tâm của Ngân hàng về các vấn đề nêu trong chuyên đề này.

KẾT LUẬN

Ngân hàng và tín dụng ngân hàng là hoạt động trong nền kinh tế quốc dân, tín dụng ngân hàng góp phần quan trọng trong việc phát triển mọi mặt nền kinh tế -xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực thậm chí cả toàn cầu.

Trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh, em nhận thấy hoạt động của chi nhánh nói chung và hoạt động cho vay hộ sản xuất nói riêng đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, song bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Với đề tài: “Nâng cao chất

lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh.” Em mong

muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển hoạt động tín dụng nói chung cũng như việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.

Với hiểu biết có hạn, lại chưa có kinh nghiệm thực tế nên bài viết còn nhiều sai sót trong việc giải thích các nguyên nhân cũng như tìm ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, những giải pháp còn mang tính chủ quan. Nhưng với bài viết này em mong rằng nó có giá trị tham khảo đối với ngân hàng, phần nào đưa ra những phương hướng, biện pháp có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với việc cải thiện tình hình cho vay hộ sản xuất hiện nay tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Hà Tĩnh.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Đức Lữ thầy đã hướng dẫn tận tình chu đáo, cùng các cô chú, anh chị ở NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này./.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng Tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 59 - 61)