Mục tiêu kinh doanh năm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng Tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 47 - 51)

- Chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tính đến ngày 31/12/2007:

3.1.1-Mục tiêu kinh doanh năm

- Nguồn vốn nội tệ trên địa bàn tăng tối thiểu 25% so với năm 2007, đạt trên 2.780 tỷ đồng.

- Nguồn vốn ngoại tệ huy động trên địa bàn tăng ối thiểu 40% so với năm 2007.

- Dư nợ tăng trưởng : 25% so với năm 2007, đạt 3.290 tỷ đồng. - Nợ quá hạn: Dưới 3%. Nợ xấu dưới 2%

- Thu dịch vụ đạt 10 tỷ. - Tiền lương đạt hệ số >1.

3..1.2.Nhiệm vụ Biện pháp thực hiện năm 2008:

- Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt nam, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2008.

- Trong chỉ đạo điều hành phải bám sát mục tiêu định hướng của NHNo&PTNT Việt nam và định hướng phát triển kinh tế của địa phương, không ngừng nâng cao năng lực điều hành của cán bộ lãnh đạo từ Ban giám đốc đến lãnh đạo các phòng ban, giám đốc các ngân hàng Huyện, Thị. Duy trì kỷ cương điều hành đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của từng cấp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo và tự chịu trách nhiệm trong chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ kinh doanh.

- Tập trung mạnh vào việc huy động vốn bằng nhiều giải pháp linh hoạt, chủ động cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn theo đúng quy định tại văn bản số 115 của NHNo&PTNT Việt nam.

- Ưu tiên nhiều giải pháp cho việc triển khai phát hành thẻ tín dụng nội địa, triển khai chơng trình giao dịch mới IPCAS tới 100% đơn vị.

- Nỗ lực để nâng cao vị thế của NHNo&PTNT trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh:

- Tiếp tục tăng trưởng ở mức độ cao và bền vững nhưng đảm bảo kiểm soát được , an toàn và sinh lợi.

- Mở rộng đa dạng các hình thức huy động vốn nhằm tăng nhanh nguồn vốn nội , ngoại tệ ổn định và vững chắc, mở rộng mạng lới thu đổi ngoại tệ, sử dụng triệt để nguồn vốn Uỷ thác đầu tư, tránh lãng phí vốn.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động kinh doanh, tài chính, năng lực cán bộ và ứng dụng công nghệ mới thích ứng những vấn đề đổi mới của Nhà nớc và của toàn ngành.

- Tăng trưởng tín dụng:

+ Việc mở rộng tín dụng phải bảo đảm có nguồn vốn mới được tăng trưởng dư nợ tương ứng, tăng trởng phải gắn với kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo có hiệu quả và phải kiểm soát được vốn đã cho vay.

+ Cho vay doanh nghiệp nhà nước phải gắn với sắp xếp lại doanh nghiệp của nhà nước, tăng cường chất lượng cho vay các doanh nghiệp nhà nước.

+ Quan tâm đến đội ngũ cán bộ tín dụng vì yếu tố con ngươì là yếu tố quyết định, cán bộ tín dụng là ngươì trực tiếp làm ra sản phẩm ngân hàng, họ phải là những con ngươì có tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn, có đạo đức và có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc của mình. Tỷ lệ an toàn vốn kinh doanh của ngân hàng phần lớn do đội ngũ này quyết định.

+ Luôn bám sát khách hàng, bám sát địa bàn, thực hiện chiến lược khách hàng và chính sách đối với khách hàng .

+ Luôn đổi mới phong cách thái độ phục vụ khách hàng, tạo sự gắn bó giữa ngân hàng và khách hàng cũng là một nội dung hết sức quan trọng trong môi trường cạnh tranh quyết liệt trên địa bàn.

+ Thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ cho vay, phân quyền phán quyết cho vay linh hoạt trong điều hành trên địa bàn.

+ Phối kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phơng để mở rộng cho vay, tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhằm bảo toàn vốn, nâng cao chất lợng tín dụng

+ Thực hiện phân loại đánh giá khách hàng để quyết định cho vay, hình thức cho vay, hình thức bảo đảm tiền vay… với khách hàng loại A là khách hàng truyền thống, có uy tín, vay trả sòng phẳng, có tiềm năng mở rộng quy mô hoạt động, có khả năng tài chính thực hiện dự án có hiệu quả, được áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay thích hợp. Cụ thể áp dụng phổ biến hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với những khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên . Hoặc để khắc phục v- ướng mắc về cách xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay theo giá quy định của nhà nước

+ Thực hiện phân tích nợ đến hạn, nợ quá hạn theo từng địa bàn, từng loại khách hàng, từng cán bộ tín dụng để có biện pháp xử lý kịp thời. Kiên quyết xử lý những trường hợp chây lỳ, không chịu trả nợ, đồng thời hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho những khách hàng có thiện trí trả nợ, nhưng thực sự có hoàn cảnh khó khăn, thông qua việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, giảm lãi .

+ Coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên từ khâu thẩm định đến giải ngân. Kiểm tra sau khi cho vay với nhiều hình thức kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chéo để kịp thời phát hiện sai sót, sửa chữa kịp thời, nâng cao chất lợng tín dụng và hiệu quả kinh doanh.

+ Kiên quyết không để xảy ra rủi ro tái diễn do các nguyên nhân chủ quan của cán bộ ngân hàng và khách hàng gây ra. Quán triệt chất lượng tín dụng là sự nghiệp sống còn của từng ngân hàng.

+ Có giải pháp tích cực để thu hồi nợ đọng , kể cả nợ đã xử lý rủi ro. - Duy trì công tác khoán tài chính, giao chỉ tiêu kế hoạch, sử dụng đồng bộ công cụ lãi suất, và cải tiến thu nhập theo hướng kích thích lợi ích cá nhân và tập thể.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát với việc nâng cao kỷ cương kỷ luật trong điều hành.

- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ hàng đầu trong giai đoạn hiện nay:

+ Tiếp tục đào tạo tin học, kể cả tin học cơ bản và tin học ứng dụng để theo kịp tiến trình hiện đại hoá hoạt động ngân hàng .

+ Tăng cường đào tạo các nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ trong cơ quan, đặc biệt là cán bộ tín dụng, cán bộ kế toán.

+ Đào tạo và bổ sung kiến thức cho cán bộ lãnh đạo các cấp nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ giỏi, có tài, có đức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tạo điều kiện cho cán bộ được tập trung học các lớp hoàn chỉnh kiến thức đại học, đại học tại chức, nghiên cứu khoa học.

+ Tổ chức đào tạo, tập huấn ngắn ngày thường xuyên , sơ tổng kết , họp cơ quan… có điều kiện phổ biến cho cán bộ công nhân viên nắm vững chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chế độ thể lệ tín dụng và các văn bản khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng.

- Đẩy mạnh các phong trào thi đua tạo động lực tổng hợp, đồng đều trong toàn cơ quan nhằm phát huy những thành tích đã đạt được trong năm 2007, phấn đấu hoàn thành toàn diện, vững chắc các chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng Tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 47 - 51)