Tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng Tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 33 - 40)

II- Quỹ thu nhập còn lại 64.863 55.035 63.931 8

2.1.1- Tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh:

NHNo & PTNT Tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1- Tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàngNHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh: NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh:

Tình hình chung:

Biểu 4: Kết quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất:

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Dư nợ đầu năm 1.330.000 1.376.000 1.479.000

Doanh số cho vay trong kỳ 1.450.000 1.991.000 2.815.914 Doanh số thu nợ trong kỳ 1.404.000 1.880.000 2.120.194

Dư nợ cuối kỳ 1376.000 1.479.000 2.174.000

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh năm 2005, 2006, 2007

Qua bảng số liệu biểu 4 ở trên cho thấy trong hoạt động tín dụng của NHNo& PTNT Tỉnh Hà Tĩnh qua 3 năm đạt kết quả khá tốt. Doanh số cho vay và mức dư nợ của chi nhánh đều tăng trưởng qua các năm là một thành công của chi nhánh. Thành công đó, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ tín dụng trong toàn chi nhánh còn phải kể đến một yếu tố thuận lợi từ môi trường kinh tế. Trong vài năm trở lại đây nền kinh tế Hà Tĩnh có những bước phát triển tiến bộ đáng kể, kinh tế mở mang, đời sống nhân dân được cải thiện, đó là những nhân tố tích cực giúp cho hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh nói riêng đạt kết quả cao

Hiện nay trên địa bàn Tình Hà Tĩnh, có ba đối thủ cạnh tranh chính của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh là ngân hàng công thương, ngân hàng ngoại thương và ngân hàng đầu tư, ba ngân hàng này hoạt động tín dụng theo cơ chế khoán tín dụng(trong năm chỉ cần thực hiện cho vay đạt chỉ tiêu kế hoạch ), trong khi đó NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh hoạt động tín dụng theo cơ chế khoán tài chính, chi phí phải tự cân đối các chi phí đầu vào và đầu ra để đảm bảo có lãi. Sự khác biệt này khiến cho lãi suất cho vay của chi nhánh không những cao hơn với các NHTM khác mà mức lãi suất đó còn kém tính linh hoạt, điều đó ảnh hưởng đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh .

Hệ thống NHNo&PTNT trong cả nước từ trước đến nay hoạt động tín dụng vẫn mang tính chuyên doanh theo lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, lĩnh vực thương nghiệp và dịch vụ nhỏ, điều này thể hiện rõ trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh. Trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh sản xuất nông nghiệp là phổ biến do vậy dư nợ của chi nhánh tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp. Khác với những NHTM khác hoạt động trên cùng địa bàn, theo chiến lược tín dụng của chi nhánh đối tượng khách hàng vay vốn chủ yếu là hộ gia đình cá thể.

Việc lựa chọn chiến lược này trước hết phù hợp chỉ đạo chung của ngân hàng cấp trên, phù hợp với thực trạng kinh tế của địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh và quan trọng hơn phù hợp với trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng chi nhánh.

Biểu 5: Cơ cấu vay hộ sản xuất phân theo nguồn vốn:

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Đến 31/12/2005 Đến 31/12/2006 Đến 31/12/2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tổng dư nợ hộ sản xuất 1.376 1.479 2.174

- Ngắn hạn 800 58,1% 1.087 73,4% 1.379 63,4%- Trung hạn 576 41,9% 392 26,6% 795 36,6% - Trung hạn 576 41,9% 392 26,6% 795 36,6% - Dài hạn

Qua số liệu bảng trên ta thấy: Hoạt động tín dụng chủ yếu của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh là cấp vốn lưu động, vốn quay vòng cho các hộ sản xuất kinh doanh cá thể ngắn hạn, năm 2005 cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 58,1%, năm 2006: 73,4%, năm 2007: 63,4% so với tổng dư nợ, phần dư nợ trung hạn tập trung chủ yếu ở một số hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ vận tải, và những hộ vay đời sống chiếm tỷ trọng 41,9% ( năm 2005), 26,6% ( năm 2006), 36,6% ( năm 2007), các hoạt động cho vay dài hạn đầu tư vào các công trình hạng mục có giá trị cao hầu như chưa có.

Đặc trưng trên phù hợp với thực tế hoạt động của chi nhánh nhưng nó có một số điểm hạn chế đó là chi phí giao dịch cho hoạt động tín dụng lớn, tỷ lệ sinh lời của đồng vốn thấp, số lượng hồ sơ, khế ước vay nợ nhiều khó quản lý. Một số cán bộ tín dụng quản lý nhiều khách hàng sẽ rất khó khăn cho việc đảm bảo chất lượng tín dụng, hơn nữa với chiến lược đầu tư nhỏ bé chi nhánh sẽ rất khó khăn trong việc mở rộng quy mô tín dụng.

Trong cơ cấu đầu tư tín dụng của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh ,thì nhóm khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng 17,38% tổng dư nợ: doanh nghiệp Nhà nước đạt 9.800 trđ(0,38%), doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 446.000 trđ chiếm tỷ trọng 17%(năm 2007) so với năm 2006 là 14.2%. Ta thấy dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tăng nhưng vẫn còn hạn chế .

Thực tế địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh không ổn định, các dự án kinh doanh thiếu tính khả thi, bộ máy nhân sự cồng kềnh hoạt động thiếu hiệu quả, tài sản đảm bảo chủ yếu là tín chấp. Một số doanh nghiệp đang trong giai đoạn chuyển sang cổ phần hoá, hoạt động kinh doanh chưa được khẳng định trên thương trường, việc xác định tài sản đảm bảo còn nhiều bất cập, do vậy trong chính sách cho vay của chi nhánh không phát triển cho vay đối với khách hàng này.

Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hầu hết đó là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động kinh doanh của họ còn mang tính tự phát, trình độ quản lý yếu kém. Hầu hết các doanh nghiệp này đều có vốn tự có thấp, tài sản đảm bảo nhỏ, không đáp ứng được yêu cầu về báo cáo tài chính định kỳ, số còn lại mặc dù tình hình tài chính thực tế rất lành mạnh và dự án khả thi nhưng ngân hàng vẫn không thể cho vay được do trong các doanh nghiệp này còn tồn tại chế độ hai mặt ( một báo cáo tài chính -thường là lỗ -để trình cơ quan thuế và một báo cáo tài chính thực tế) . Cả hai loại báo cáo tài chính này đều không thoả mãn yêu cầu của ngân hàng, khi gặp những trường hợp này cán bộ tín dụng thường chọn phương án không cho vay bởi nếu khoản vay có vấn đề cán bộ tín dụng rất có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý do cho vay sai quy định.

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh, nhiều công ty cổ phần lớn đang hoạt động có hiệu quả như: Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh, các doanh nghiệp xây dựng.. .Hơn nữa

đv: Triệu đồng

với 2 khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp mới ra đời, họ cần những nguồn vốn lớn cho hoạt động. Theo số liệu như trên cho thấy mức độ chuyên doanh của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh khá lớn, đây chính là một khó khăn lớn đối với chi nhánh. Quy mô nguồn vốn hạn chế, đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng không chuyên sâu về loại hình tín dụng doanh nghiệp và đặc biệt đó là tâm lý ngại cho vay lớn, của chính sách “ năng nhặt chặt bị” đã thành lối mòn, là những rào cản, những khó khăn rất lớn cho chi nhánh trong việc đẩy mạnh phát triển loại hình tín dụng doanh nghiệp. Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh các NHTM khác đã có những chính sách đầu tư vào các khu công nghiệp khá hiệu quả thì bản thân chi nhánh vẫn chưa thể xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể thu hút các doanh nghiệp từ các khu công nghiệp tới vay vốn.

2.1.2.Thực trạng về chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Hà Tĩnh:

Biểu 6: kết quả cho vay- thu nợhộ sản xuất

STT Năm

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ

Tổng dư nợ hữu hiệu

Số hộ Số tiền Trong đó NQH % NQH Số món Số tiền 1 Năm 2005 107.407 1.450.000 1.404.000 101.925 1.376.000 6.400 0,79% 2 Năm 2006 147.481 1.991.000 1.880.000 109.555 1.479.000 15.000 1,01% Năm 2007 134.056 2.815.914 2.120.194 103.727 2.174.000 23.000 1,06%

3

Qua số liệu ở biểu 6 kết quả cho vay và thu nợ hộ sản xuất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Hà Tĩnh theo các chỉ tiêu biểu hiện chất lượng tín dụng hộ sản xuất cho thấy:

- Chỉ tiêu về tổng dự nợ:

Nhìn vào biểu 8 ta thấy tổng dư nợ hộ sản xuất qua các năm tăng liên tục từ : 1.376 tỷ đồng năm 2005 lên đến 1.479 tỷ đồng năm 2006. đến 31/12/2007 lên đến 2.174, tốc độ tăng 57% so với năm 2005. Đối với doanh số cho vay cũng tương tự như doanh số dư nợ: qua các năm đều tăng, năm 2005 doanh số cho vay 1.450 tỷ đồng, năm 2006: 1.991 tỷ đồng, năm 2007: 2.815,914 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Hà Tĩnh đã hết sức nổ lực phấn đấu, vượt qua những khó khăn trong nhiều năm, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, tổng dư nợ tăng cao qua các năm phản ảnh chất lượng tín dụng rất tốt.

Về thu nợ và nợ quá hạn:

Tình hình thu nợ và nợ quá hạn ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Hà Tĩnh ở biểu 6 ta thấy doanh số thu nợ của chi nhánh qua các năm đều tăng từ 1.404 tỷ đồng năm 2005, đến năm 2006: 1.880 tỷ đồng, tốc độ tăng 33%; đến 31/12/2007: 2.120,194 tỷ đồng, tốc độ tăng 12% so với năm 2006. Đây là kết quả đáng khích lệ, thể hiện sự nổ lực cao của toàn chi nhánh trong công tác thu nợ. Tuy nhiên doanh số thu nợ chủ yếu là thu nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 95% tổng thu nợ. Điều này chứng tỏ chi nhánh chủ yếu là cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp và chưa cho vay dài hạn. Chính vì vậy chất lượng tín dụng được đảm bảo , tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng thấp. Hộ nông dân trả nợ tốt, nợ quá hạn qua các năm cũng chủ yếu là từ các khoản cho vay ngắn hạn, năm 2005 nợ quá hạn 0,79%, năm 2006 nợ quá hạn 1,01%, năm 2007 nợ quá hạn 1,06% so với tổng dư nợ. Nợ quá hạn và nợ xấu nằm trong tỷ lệ an toàn vốn. Để làm được điều đó chi nhánh đã có những giải pháp tháo gở và định hướng tốt trong lựa chọn khách hàng nên qua các năm nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng ở chi nhánh là tốt và chi nhánh cũng có những bước đi định hướng đúng đắn về công tác khách hàng.

Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm vừa qua thấp là do nhiều lý do:

- Do dư nợ tín dụng tăng cao và liên tục qua các năm (từ năm 2005: 1.404 tỷ đồng, lên đến 2.174 tỷ đồng năm 2007) điều nàylàm tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp ( = nợ quá hạn / tổng dư nợ )

- Một số khách hàng khi đến hạn trả nợ được gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, năm 2006 gia hạn nợ: 951 tỷ đồng, năm 2007 gia hạn nợ: 1.393 tỷ đồng, việc gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ có ưu điểm là tạo điều kiện cho khách hàng không phải lập lại hồ sơ, nhưng chứa đựng tiền ẩn nguy cơ rủi ro lớn, vì đa phần các khoản nợ được gia hạn là những khoản nợ có mức độ rủi ro cao và khi có vấn đề mới được quan tâm giải quyết. Vì vậy đòi hỏi các cán bộ tại chi nhánh cần có những biện pháp hữu hiệu để vừa mở rộng hoạt động tín dụng vừa tăng cường công tác thu nợ đảm bảo khả năng thanh khoản và giảm bớt rủi ro tín dụng cho chi nhánh. - Về lợi nhuận thu được từ tín dụng:

Lợi nhuận trước thuế thu được năm 2005: 64.863 triệu đồng, năm 2006: 55.035 triệu đồng, năm 2007: 63.931 triệu đồng. Qua đó cho thấy hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Hà Tĩnh qua 3 năm đều đạt lợi nhuận và kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiện lợi nhuận năm 2006 giảm so với 2005, năm 2007 tăng so với năm 2006 và giảm so với năm 2005, nguyên nhân chính:

- Chi phí tiền lương và các khoản chi thường xuyên tăng lên do cơ chế chính sách và theo cơ chế thị trường giá cả thường xuyên biến động tăng.

- Để cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trên địa bàn, chi nhánh áp dụng tăng lãi suất huy động vốn và hạ lãi suất cho vay làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNN&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh:

- Về phía khách hàng:

+ Hệ thống NHNo&PTNT trong cả nước nói chung, NHNN&PTNT Hà Tĩnh nói riêng từ trước đến nay hoạt động tín dụng vẫn mang tính chuyên doanh theo lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh sản xuất nông nghiệp là phổ biến, hộ nông nghiệp chiếm tới 85%,

sản xuất nông nghiệp độc canh về cây lúa, thủy hải sản chưa phát triển, các làng nghề truyền thống phát triển chậm, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng với nhu cầu thị trường nên sản phẩm sản xuất ra từ nông, lâm ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiêu thụ thấp, kèm theo là thời tiết, dịch bệnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

+ Quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp bảo đảm của hộ sản xuất: Trong quan hệ tín dụng ngân hàng thường đưa ra có tài sản đảm bảo bằng các hình thức thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba. Điều kiện tối thiểu về quy mô tín dụng chỉ bằng 70% giá trị tài sản đảm bảo. Nhưng hộ sản xuất trên địa bàn Hà Tĩnh thiếu vốn để sản xuất, tài sản đảm bảo giá trị thấp không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, nên việc cho vay vốn đối với hộ sản xuất chủ yếu là tín chấp thông qua tổ vay vốn, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, điều đó cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNN&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh.

- Về phía NHNN&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh:

+ Chiến lược kinh doanh của NHNN&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh là tập trung đẩy mạnh huy động vốn bằng cách đa dạng các hình thức huy động, mở rộng mạng lưới giao dịch. Đa dạng hóa đối tượng cho vay, tạo điều kiện cho hộ nông dân thỏa mãn nhu cầu về vốn, áp dụng phương thức cho vay thuận tiện, nên công tác huy động vốn không ngừng được nâng lên qua các năm, mức dư nợ cho vay cũng không ngừng được tăng trưởng, nên chất lượng tín dụng được đảm bảo hơn.

+ Chất lượng của công tác thẩm định dự án: NHNN&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra trước và trong khi cho vay nên mức dư nợ cho vay hàng năm liên tục tăng cao, công tác thu nợ được đảm bảo. Tuy nhiên công tác thẩm định cho vay chỉ mới quan tâm đến khía cạnh tài chính và tài sản đảm bảo tiền vay, chưa xem xét đầy đủ đến các yếu tố khác, điều đó ảnh hưởng đến tăng trưởng mức dư nợ cho vay và cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng hộ sản xuất.

2.2..Đánh giá khái quát về chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng Tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w