a. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010-2014 đạt 17,6%/năm, Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ. Phù hợp với xu thế của đô thị trung tâm đang phát triển. Hiện nay, tỷ trọng ngành dịch vụ đạt 55,5%, công nghiệp – xây dựng đạt 43,3%, nông lâm nghiệp thủy sản chiếm 1,2%.
b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Khu vực kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Thành phố tập trung thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu đô thị bằng việc tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; khuyến khích áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp; phát triển giống cây trồng, vật nuôi hiệu quả, cho năng suất cao.
Giá trị gia tăng (giá so sánh 2010) ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân giai đoạn 2011-2014 tăng 4,5%/năm MTĐH 4,2%/năm; MTKH: 4,0-4,2%/năm), tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản trong cơ cấu kinh tế thành phố giảm từ 2,5% xuống còn 1,2% năm 2014.
Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản thì lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi chiếm tỷ trọng chủ yếu với trên 90% tổng giá trị sản xuất.
+ Về trồng trọt: Chỉ đạo gieo trồng đúng khung thời vụ; phát triển cây rau an toàn; giám sát chặt chẽ tình hình sinh trưởng của cây trồng, chú trọng phòng trừ dịch sâu bệnh cho cây trồng...
Do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại một số xã phường, nên tổng diện tích gieo trồng tuy có giảm (năm 2014 giảm 122 ha so với nãm 2010) nhưng vẫn duy trì trên 3200 ha; tổng sản lượng lương thực có hạt tuy có giảm nhưng hàng năm vẫn đạt trên 13.000 tấn; diện tích trồng lúa duy trì trên 2.300 ha, năng suất lúa bình quân năm tăng từ 52,5 tạ/ha năm 2010 lên đạt 54,5 tạ/ha năm 2014; diện tích trồng rau đạt 350 ha (tăng 88,7 ha so với năm 2010)...
Như vậy, tuy diện tích gieo trồng giảm, nhưng nhờ tích cực áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, lựa chọn giống cây trồng có nãng suất và giá trị kinh tế cao nên giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm đều tăng.
+ Về chăn nuôi: Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố cơ bản ổn định, không xảy ra những dịch bệnh nguy hiểm. Thành phố thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, như: phun khử trùng tiêu độc phòng chống dịch bệnh tại các xã, phường; tiêm phòng vắc xin (cúm gia cầm, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả, tai xanh, rabigen,...). Tổ chức tuyên truyền để mọi người dân tích cực tham gia phòng chống, tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn.
Do diện tích chăn nuôi ngày càng thu hẹp, chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, chãn nuôi chủ yếu theo mô hình trang trại, nên số lượng đàn trâu, bò giảm 48% so với năm 2010; tổng đàn lợn giảm 20% so với năm 2010,
do trong giai đoạn 2010-2014, một số thời điểm giá thịt lợn xuống rất thấp đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế của người chăn nuôi; tổng đàn gia súc, gia cầm được duy trì trên 240 nghìn con, chủ yếu được nuôi tại các trang trại.
+ Về thủy sản: Phần lớn diện tích nuôi trồng thủy sản là nuôi quảng canh, các hộ sản xuất thủy sản trên địa bàn thành phố đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng, sử dụng giống cá mới có năng suất cao, chất lượng vào sản xuất như: cá rô phi đơn tính, chép lai 3 máu, chim trắng, ba ba, trê lai... Tuy nhiên diện tích nuôi trồng thủy sản của thành phố không nhiều, chỉ khoảng 400 ha chủ yếu là ở Hội Hợp, Thanh Trù; sản lượng thủy sản thu hoạch hàng nãm ðạt trên 470 tấn.
+ Về xây dựng nông thôn mới:
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai tại 2 xã Định Trung và Thanh Trù. Thành phố đã tập trung đầu tư nguồn lực thực hiện đúng tiến độ đề ra. Kết quả: xã Định Trung cơ bản hoàn thành các tiêu chí XD NTM vào năm 2013; xã Thanh Trù cơ bản hoàn thành các tiêu chí XD NTM vào năm 2014.
* Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng
Trong những năm qua, thành phố Vĩnh Yên đã nỗ lực thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp – xây dựng làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hoàn thiện cụm công nghiệp, thu hút doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư sản xuất kinh doanh; thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời, cùng với sự cố gắng khắc phục, vượt qua khó khăn của các doanh nghiệp, ngành công nghiệp - XD thành phố có sự phát triển hiệu quả, phát triển theo đúng định hướng (phát triển công nghiệp theo hướng tận dụng không gian hiện có), khuyến khích doanh nghiệp áp dụng tiến bộ
khoa học, đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường... từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) tăng bình quân 14,9%/năm, dự kiến năm 2015 ước đạt 13.248,7 tỷ đồng. Trong đó:
- Công nghiệp nhà nước tăng bình quân 12,1%/năm, dự kiến năm 2015 ước đạt 18,8 tỷ đồng.
- Công nghiệp ngoài nhà nước tăng bình quân 14,3%/năm, dự kiến năm 2015 ước đạt 5.233,2 tỷ đồng.
- Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 15,3%/năm, Dự kiến năm 2015 ước đạt 7.996,7 tỷ đồng. Công nghiệp FDI nhìn chung phát triển, chiếm tỷ trọng trên 60% giá trị sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất hiệu quả với tổng số hơn 40 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu ở khu công nghiệp Khai Quang.
Ngành xây dựng tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất ngành xây dựng (theo giá so sánh 2010) tăng bình quân 20,3%/năm, năm 2015 ước đạt 1.637,5 tỷ đồng.
Nhìn chung, ngành công nghiệp - xây dựng đã tiếp tục đóng góp lớn vào tốc độ tăng giá trị sản xuất của thành phố.
* Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ
Từ năm 2010 đến nay, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tình hình sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố ổn định và phát triển mạnh, tốc độ tăng giá trị gia tăng (theo giá so sánh 2010) ngành dịch vụ đạt 22,8%/năm, vượt kế hoạch (MTĐH 22,3%/năm, MTKH 22,5- 23%/năm), đưa ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của thành phố (55,5%). Giá trị sản xuất ngành dịch vụ (theo giá so sánh 2010) tăng từ 1.943,2 tỷ đồng năm 2010 lên 4.497,6 tỷ đồng vào năm 2014. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ (theo giá hiện hành) tăng từ 2.176,4 tỷ đồng
năm 2010 lên 5.407,7 tỷ đồng vào năm 2014.
Trên địa bàn thành phố đã có thêm nhiều loại hình dịch vụ hình thành và phát triển, số doanh nghiệp, hộ kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng, du lịch, dịch vụ chất lượng cao. Các ngành dịch vụ đã có bước phát triển mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ, như: vận tải, du lịch, tài chính, tín dụng, bưu chính viễn thông, giáo dục, y tế... cơ bản đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và nhân dân. Các trung tâm thương mại, hệ thống phân phối, bán lẻ lớn như BigC, COOPmart, HC, MEDIA mart, Thế giới di động, Viễn Thông A... được đầu tư và hoạt động hiệu quả góp phần phát triển ngành thương mại của thành phố. Giá trị sản xuất ngành thương mại, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm tỷ trọng lớn với 41,6% tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ.
Hoạt động du lịch cũng có sự chuyển biến tích cực. Cùng với các điểm du lịch đã có như: Chùa Hà, sân golf Đầm Vạc, khu Sông Hồng Thủ Đô… các điểm du lịch mới được hình thành và đang dần hoàn thiện như: khu quảng trường, nhà hát tỉnh, khu văn miếu tỉnh Vĩnh Phúc, khu du lịch sinh thái nam Đầm Vạc… khi đi vào hoạt động sẽ thu hút thêm lượng khách du lịch vào thành phố.
Còn lại là các ngành khác như Thông tin truyền thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học công nghệ, quản lý nhà nước, ANQP, giáo dục, đào tạo, y tế và dịch vụ khác chiếm tỷ trọng 47,6%. Đặc điểm chung của thành phố là trung tâm tỉnh lỵ, với nhiều đơn vị của trung ương và của tỉnh đóng trên địa bàn, các hoạt động dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hoạt động hành chính, kinh doanh bất động sản... hoạt động rộng khắp và hiệu quả, góp phần tạo giá trị sản xuất cho toàn thành phố.
Việc triển khai xây dựng chợ đã được thành phố và các xã, phường quan tâm. Đến nay Khai Quang đã xây dựng xong chợ tạm, chợ Định Trung
và chợ Thanh Trù đang được đầu tư xây dựng theo chương trình NTM nhưng còn vướng bồi thường GPMB. Việc xây dựng Chợ Vĩnh Yên được Thành ủy, UBND thành phố chỉ đạo quyết liệt nhưng tiến độ triển khai chậm do một bộ phận hộ kinh doanh tại chợ chưa đồng thuận, thủ tục phê duyệt quy hoạch còn chậm.
Tình hình sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố dần đi vào ổn định và phát triển mạnh, doanh thu dịch vụ tiêu dùng gia tăng, vật tư hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên thị trường.
c. Dân số, lao động và việc làm
Dân số của thành phố có đến thời điểm 31/12/2014 là 122.568 người, chiếm 10,74% dân số của tỉnh, bao gồm:
Như vậy, mật độ dân số bình quân toàn thành phố (kể cả số dân thường trú và không thường trú) là 2.131 người/km2. Nếu chỉ tính dân số thường trú thì mật độ dân số của thành phố năm 2013 là 1.901 người/km2, gấp gần 2,33 lần so với mật độ dân số của tỉnh (819 người/km2).
- Từ năm 2005 đến nay, cơ cấu lao động thành phố chuyển dịch mạnh từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp; tăng từ 67,6% năm 2005 lên 81% năm 2010, trong đó ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 34% và ngành dịch vụ chiếm 47%. Mức độ giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp hàng năm khoảng 2,68%/năm; lao động khu vực nông nghiệp chiếm 19% tổng số lao động. Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu lao động vẫn diễn ra chậm hơn so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hiện nay, số lượng lao động nông nghiệp đang giảm mạnh do quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh. Thành phố hiện nay chỉ còn 2 xã nông nghiệp, nhưng một bộ phận đất nông nghiệp cũng đang chuyển đổi mục đích sử dụng. Nhiều người nông dân hiện chưa chuyển đổi được ngành nghề mới
một cách ổn định nhưng họ cũng không còn là những người làm nông nghiệp theo đúng nghĩa, vì thế, số liệu về lao động nông nghiệp nêu trên chỉ là số tương đối và mang tính thời điểm.
- Chất lượng nguồn nhân lực của thành phố từng bước được nâng lên xuất phát từ đòi hỏi của quá trình phát triển. Thành phố có lực lượng lao động được đào tạo kỹ thuật chiếm 18,9% lực lượng lao động và chiếm trên 50% lực lượng lao động kỹ thuật của toàn tỉnh; phần lớn trong số này có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. Đây là một lợi thế rất lớn của thành phố.
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 85.3 triệu đồng.
d. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
* Giao thông
- Tuyến quốc lộ: Trên địa bàn thành phố có 02 tuyên quốc lộ chạy qua; Tuyến Quốc lộ 2 chạy qua trung tâm thành phố, đoạn qua thành phố dài 12,0 km; quy mô mặt cắt ngang từ 12 m - 37 m, gồm đoạn đường đô thị và ngoài đô thị, chất lượng mặt đường tốt. Tuyến Quốc lộ 2B nối thành phố Vĩnh Yên với Tam Đảo, đoạn qua thành phố khoảng 4,5 km; kết cấu đường nhựa, nền đường rộng trung bình 22 - 36 m, chất lượng mặt đường trung bình.
- Tuyến đường sắt: Đường sắt chạy qua thành phố có các tuyên Vĩnh Yên - Lào Cai; Vĩnh Yên - Hà Nội (tuyến Hà Nội Lào Cai); tuyến Vĩnh Yên - Đông Anh - Thái Nguyên. Ga đường sắt hiện nay nằm trong trung tâm thành phố, có diện tích 6,5 ha.
- Bến xe: Trên địa bàn thành phố có 01 bến xe vận chuyển hàng hóa và hành khách tại khu vực cửa ngõ phía Đông Nam thành phố có diện tích 1,2 ha.
- Giao thông nội thị có đường chính có tổng chiều dài 16,9 km và đường khu vực có tổng chiều dài là 24,5 km.
Hiện trạng mạng lưới giao thông đô thị của thành phố bao gồm cả đường bộ và đường sắt có khoảng 141,87 km; mật độ đường là 2,79 km/km2 (tính cả đường sắt là 2,87 km/km2, bằng 32% so với nhu cầu cần thiết). Vì vậy cần tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông đường nội thị, ưu tiên xây dựng mới; hoàn thiện các đầu mối cửa ngõ gắn kết với hệ thống đường đối ngoại; nghiên cứu đưa vào sử dụng hệ thống giao thông công cộng...
* Thuỷ lợi
Cơ bản đã hoàn thành hệ thống cấp nước của thành phố, đảm bảo cung cấp cho 85% dân số nội thị được sử dụng nước sạch. Nhà máy nước Vĩnh Yên có tổng công suất 22.000 m3/ngày đêm, trong đó trạm Ngô Quyền với công suất 8.000 m3/ngày đêm; trạm Hợp Thịnh với công suất 14.000 m3/ngày đêm. Trên thực tế, nhà máy nước Vĩnh Yên cấp nước khoảng 16.000 m3/ngày đêm, với 17 giếng khoan và 1 nhà máy xử lý chất lượng nước. Công suất nhà máy nước Vĩnh Yên đang được mở rộng, khoan thêm 4 giếng tại khu vực phường Hội Hợp, đưa công suất lên 32.000 m3/ngày đêm.
Đồng thời từng bước hoàn thiện hệ thống cấp nước, thoát nước ở các khu, cụm công nghiệp và khu dân cư tập trung.
Hệ thống thoát nước được đầu tư xây dựng, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu. Thực tế thoát nước dựa trên hệ thống sông hồ, có công trình điều tiết nước, đập tràn Đầm Vạc, song thường xuyên xảy ra úng ngập gây ô nhiễm môi trường, đánh giá là nghiêm trọng.
* Năng lượng
Đã đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống điện cao thế và các trạm điện trung gian đảm bảo bán điện trực tiếp đến hộ tiêu dùng. Kết cấu hạ tầng với công suất như hiện nay đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt khu vực thành phố Vĩnh Yên.
Trên địa bàn thành phố có trạm 220 kV được cung cấp điện từ đường dây 220 kV Việt Trì - Sóc Sơn, dây dẫn ACK - 500 dài 66,5 km. Trạm 220/110/22kV Vĩnh Yên có công suất 125 MVA, đưa vào khai thác từ tháng 12 năm 2006. Song do phụ tải tăng nhanh, đến tháng 9/2007 trạm Vĩnh Yên đã bị quá tải tới 36%. Tháng 10/2007 trạm Vĩnh Yên đã lắp đặt máy thứ hai, công suất 125 MVA, đưa tổng công suất của trạm Vĩnh Yên lên 250 MVA.
Trạm 110 kV/35/10 Vĩnh Yên công suất 103 MVA (máy 140 MVA, máy 263 MVA), đến nay đã được nâng công suất lên 2x 63 MVA.
Đường dây: Đường dây 35 kV đã được cải tạo. Các tuyến 6 - 10kV được loại bỏ dần thay bằng tuyến 22kV. Đến nay có 2 đường dây 35 kV dài 40 km; 2 đường dây 22 kV dài 25 km và 2 đường dây 6 kV dài 35 km.
Nguồn điện cấp cho thành phố Vĩnh Yên là lưới điện quốc gia thông qua các trạm biến áp trung và hạ thế đảm bảo nhu cầu cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt; do hệ thống cung cấp điện đã được đầu tư sử dụng lâu ngày nên đến nay đã xuống cấp vì vậy tổn thất điện áp và điện năng lớn (có tuyến