- Đất phi nông nghiệp khác: Có diện tích 1,31 ha chiếm 0,03% diện tích
c. Hiện trạng đất chưa sử dụng
3.4. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong công tác cấp GCNQSD đất của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010
đất của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2014
3.4.1. Thuận lợi
- Thực hiện Luật đất đai năm 2003 và để đẩy mạnh công tác quản lí nhà nước về đất đai nói chung và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lập hồ sơ địa chính nói riêng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ TNMT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ giải pháp, để hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính theo số 07/NQ của Quốc hội
UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh
Công tác cấp GCN đất đã được Thành ủy, UBND thành phố coi trọng và chỉ đạo quyết liệt. UBND thành phố đã thành lập VPĐKĐĐ (trực thuộc phòng Tài nguyên môi trường), VPĐKĐĐ có trách nhiệm hoàn thiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; thành lập Bộ phận một cửa hiện đại của thành phố để tiếp nhận hồ sơ giải quyết các thủ tục hành chính, công khai hóa trình tự, thủ tục giải quyết các thủ tục hành chính nhằm thực hiện cải cách các thủ tục hành chính trong công tác cấp GCN. Đến nay, trình tự thực hiện các thủ tục về cấp GCN được công khai, minh bạch. Việc giải quyết các thủ tục hành chính trong công tác cấp GCN cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của nhân dân, hạn chế cơ bản hiện tượng gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu của cán bộ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ chậm hẹn được giảm đáng kể.
Đối với công tác cấp GCN đất thổ cư cũ, UBND thành phố đã xây dựng Kế hoạch và thành lập Tổ công tác giúp UBND thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch cấp GCN. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch của thành phố, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn do những nguyên
nhân chủ quan và khách quan, nhưng UBND thành phố đã chỉ đạo VPĐKĐĐ trực tiếp xuống địa bản để kê khai, hoàn thiện hồ sơ cho các hộ dân và đang tích cực phối hợp với UBND các xã, phường hoàn thiện hồ sơ để trình UBND thành phố cấp GCN cho các trường hợp đủ điều kiện theo đúng quy định.
* Khó khăn
- Quy định pháp luật trong lĩnh vực đất đai còn thiếu đồng bộ, chưa cụ thể, chồng chéo, thường xuyên bị sửa đổi, bổ sung dẫn đến khó khăn cho quá trình áp dụng.
- Hầu hết các trường hợp còn tồn tại chưa được cấp GCN là những trường hợp hồ sơ phức tạp, có tranh chấp hoặc chưa được phân chia thừa kế, nhiều trường hợp diện tích biến động lớn hoặc diện tích tăng do lấn chiếm, trong cùng thửa đất có nhiều thời điểm sử dụng và loại đất khác nhau, do đó phải xác định nghĩa vụ tài chính để người sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất trước khi cấp GCN.
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa hiện đại, cán bộ thực hiện công tác cấp GCN ở thành phố và xã, phường còn thiếu về số lượng, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế, chưa chịu khó nghiên cứu văn bản.
- Cán bộ địa chính xã, phường còn phải thực hiện rất nhiều công việc như thu hồi đất, bồi thường GPMB, giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai, thi hành án…, do đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ và chất lượng công tác cấp GCN.
- Quyết định 23/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành bổ sung quyết định 44/2012/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 19/9/2013 nên kết quả cấp giấy chứng nhận đối với đất thổ cư cũ còn chậm do vướng mắc về hạn mức đất ở đối với khu vực đô thị.