hay không?
Tuyên bố Bangkok thành lập ASEAN ngày 8/8/1967 nêu rõ một trong những mục tiêu của Hiệp hội là: "Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực...". Tuy nhiên, trong những năm đầu, hợp tác kinh tế chưa được đặt ra trong ASEAN cho đến giữa thập kỷ 70. Năm 1975, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế lần đầu tiên của ASEAN được triệu tập. Kể từđó, hợp tác kinh tế mới nổi lên thành một phần quan trọng trong hoạt động của ASEAN, cùng với các phần khác là hợp tác chính trị, an ninh, hợp tác chuyên ngành (văn hoá, giáo dục, y tế, lao động...) và quan hệ với các nước đối thoại.
128. Các Hội nghị Thượng đỉnh có ý nghĩa như thế nào với quá trình hợp tác kinh tế của ASEAN? ASEAN?
9 năm sau khi thành lập, ASEAN mới tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên (Bali, 2/1976). Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai được tổ chức tại Kuala Lumpur tháng 8/1977. Hai hội nghị này đều chưa đề cập đến hợp tác kinh tế.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ ba (Manila, 12/1987), ASEAN đã thể hiện sự quan tâm đến lĩnh vực kinh tế thông qua các biện pháp mở rộng tác dụng của các thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA) và Chương trình Liên doanh Công nghiệp ASEAN (AIJV). Cũng từ hội nghị này, Hội nghị Bộ trưởng Liên tịch giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tếđược thành lập.
Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ tư (Singapore, 1/1992) đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế ASEAN. Hội nghị đã chính thức khởi xướng kế hoạch thành lập Khu vực Thương mại Tự do ASEAN, đưa hợp tác kinh tế lên một tầm cao mới. Với kế hoạch này, ASEAN thực sự trở thành một tổ chức kinh tế khu vực, có thể nói ngày càng lớn mạnh trên các diễn đàn kinh tế quốc tế. Từ Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ năm (Bangkok, 10/1995), hợp tác kinh tế ASEAN đã mở ra về chiều rộng Cùng với việc rút ngắn thời gian tiến tới AFTA, các nước ASEAN đã bắt đầu đàm phán trong lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, hải quan. Ngay tại hội nghị này và trong thời gian sau đó, một loạt các hiệp định cơ bản về các vấn đề nói trên đã được ký kết. Hoạt động hợp tác công nghiệp cũng được đổi mới với chương trình AICO thay thế cho các chương trình AIJV, AIC, BBC trước đây.
Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ sáu (Hà Nội, 12/1998) đánh dấu sự chuyển biến về chất và thể hiện quyết tâm của ASEAN theo đường lối mở cửa nền kinh tế, bất chấp những khó khăn nội tại và khách quan do cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực đem lại. Cùng với Chương trình Hành động Hà Nội, các nước ASEAN đã thông qua Tuyên bố về các Biện pháp Mạnh bạo tiếp tục đẩy mạnh tiến trình AFTA và cải thiện môi trường đầu tư. Tại hội nghị này, các nước ASEAN đã ký Hiệp định khung về tạo thuận lợi cho hàng quá cảnh, Hiệp định khung về các Thoả thuận công nhận lẫn nhau, Nghịđịnh thư về các cam kết Dịch vụ.
Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ sáu (Hà Nội, 12/1998) đánh dấu sự chuyển biến về chất và thể hiện quyết tâm của ASEAN theo đường lối mở cửa nền kinh tế, bất chấp những khó khăn nội tại và khách quan do cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực đem lại. Cùng với Chương trình Hành động Hà Nội, các nước ASEAN đã thông qua Tuyên bố về các Biện pháp Mạnh bạo tiếp tục đẩy mạnh tiến trình AFTA và cải thiện môi trường đầu tư. Tại hội nghị này, các nước ASEAN đã ký Hiệp định khung về tạo thuận lợi cho hàng quá cảnh, Hiệp định khung về các Thoả thuận công nhận lẫn nhau, Nghịđịnh thư về các cam kết Dịch vụ. phạm vi hợp tác bao gồm: bản quyền và các quyền liên quan, bằng sáng chế, thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dấu địa lý, thông tin mật và sơđồ mạch tích hợp.
Tuy nhiên, sở hữu trí tuệ là một vấn đề khá nhạy cảm tại hầu hết các nước ASEAN. Cùng với việc ký Hiệp định khung nói trên, ASEAN đã thành lập Nhóm công tác về Hợp tác Sở hữu Trí tuệđể trao đổi