Cơ chế giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN doc (Trang 28)

Nghị định thư về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp áp dụng cho hầu hết các văn kiện kinh tếđã ký của ASEAN (hiệp định, nghị định thư, biên bản ghi nhớ). Tại thời điểm ký Nghị định thư này (20/11/1996) có 47 văn kiện kinh tế của ASEAN nằm trong diện áp dụng của Nghị định thư, trong đó có cả Hiệp định CEPT, Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ, Hiệp định khung ASEAN về Hợp tác Sở hữu trí tuệ, Hiệp định AICO. Trong các văn kiện sau này như Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN, Nghịđịnh thư này cũng được áp dụng để giải quyết các tranh chấp.

115. Nghị định thư về Cơ chế Giải quyết tranh chấp có ngăn cấm các nước thành viên đưa vụ việc tranh chấp ra các diễn đàn khác không? việc tranh chấp ra các diễn đàn khác không?

Trước khi SEOM đưa ra phán xử trên cơ sở báo cáo của ban hội thẩm thì các nước thành viên tranh chấp vẫn có quyền đưa vụ việc tranh chấp ra giải quyết ở một diễn đàn khác, ví dụ tại một toà án quốc tế hay tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

116. Việc tham vấn diễn ra như thế nào?

Nếu một nước thành viên cho rằng quyền lợi của mình theo một văn kiện kinh tế ASEAN đã ký bị phương hại một cách trực tiếp hay gián tiếp do việc một nước thành viên khác không tuân thủ cam kết của văn kiện kinh tếđó thì nước thành viên thứ nhất có quyền yêu cầu nước thành viên thứ hai phải giải thích hoặc tham vấn (trao đổi ý kiến).

Nếu có yêu cầu tham vấn, nước thành viên được yêu cầu tham vấn phải trả lời trong vòng 10 ngày sau khi nhận được yêu cầu và trong vòng 30 ngày phải bước vào tham vấn để tìm ra giải pháp cùng chấp nhận được.

117. Việc trung gian hoà giải có thể tiến hành vào thời điểm nào?

Các nước thành viên tranh chấp có thể bắt đầu và chấm dứt quá trình trung gian hoà giải vào bất kỳ lúc nào.

118. Vai trò của SEOM là như thế nào?

Nếu tham vấn không giải quyết được tranh chấp trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn thì vụ việc tranh chấp sẽ được trình lên SEOM. SEOM có thể quyết định xử lý tranh chấp một cách hữu nghị hoặc thành lập ban hội thẩm.

119. Chức năng của ban hội thẩm là gì?

Ban hội thẩm có nhiệm vụđánh giá khách quan về vụ việc tranh chấp thông qua việc thu thập, kiểm tra, đối chiếu các sự kiện, dữ liều và tập hợp những kết quả thu được báo cáo cho SEOM trong vòng 60 ngày sau khi ban hội thẩm được lập ra (trường hợp đặc biệt có thể kéo dài thêm 10 ngày).

Một phần của tài liệu Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN doc (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)