Các doanh nghiệp có được tham gia trực tiếp vào quá trình giải quyết tranh chấp hay không?

Một phần của tài liệu Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN doc (Trang 29 - 31)

nước ASEAN đề cử. Ban Thư ký ASEAN giữ danh sách những người này và tuỳ từng trường hợp tranh chấp để quyết định mời ai trong sốđó vào ban hội thẩm.

121. Công dân các nước có liên quan đến tranh chấp có được tham gia ban hội thẩm không?

Không, trừ khi các bên tranh chấp đồng ý vẫn mời người đó tham gia ban hội thẩm.

122. SEOM đưa ra phán xử như thế nào?

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ban hội thẩm trình báo cáo, SEOM sẽ xem xét báo cáo đó, thảo luận của mình và đưa ra phán xử về vụ việc tranh chấp. Trong các trường hợp ngoại lệ, SEOM có thể có thêm 10 ngày nữa để làm việc này.

SEOM sẽ ra phán xử trên cơ sở đa số.

123. Nếu chưa đồng ý với phán xử của SEOM thì các nước thành viên tranh chấp có quyền kháng cáo không? kháng cáo không?

Có. Các nước tranh chấp có thể kháng cáo lên Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) trong vòng 30 ngày sau khi SEOM đưa ra phán xử.

AEM phải đưa ra quyết định trong vòng 30 ngày kể từ ngày có kháng nghị. Trong các trường hợp ngoại lệ, AEM có thể có thêm 10 ngày nữa để làm việc này. AEM sẽđưa ra quyết định dựa trên cơ sở đa số. Quyết định của AEM là tối hậu và bắt buộc phải chấp hành đối với tất cả các bên tranh chấp.

Khi SEOM đưa ra phán xử hoặc AEM đưa ra quyết định thì đại diện của các nước thành viên tranh chấp có thể có mặt trong quá trình thảo luận nhưng không được tham gia vào việc đưa ra phán xử hoặc quyết định.

124. Ngay sau khi SEOM đưa ra phán xử hoặc AEM đưa ra quyết định thì sẽ có một bên thành viên tranh chấp phải bồi thường cho bên kia? viên tranh chấp phải bồi thường cho bên kia?

Không nhất thiết. Nước thành viên nào không tuân thủ được các quy định của các văn kiện kinh tế thì sẽ phải tìm cách giải quyết, tự sửa chữa cho phù hợp với các quy định đó. Chỉ khi nước thành viên này không có cách nào để có thể thực hiện các quy định đó và theo yêu cầu của một nước thành viên khác thì các bên mới phải ngồi vào thương lượng hình thức đền bù mà các bên có thể chấp nhận được.

Nếu không thoả thuận được sự đền bù thoả đáng trong vòng 20 ngày, bên đưa ra yêu cầu giải quyết tranh chấp có thể yêu cầu AEM cho phép đình chỉ việc áp dụng ưu đãi hay các nghĩa vụ khác nêu trong các văn kiện kinh tếđối với nước thành viên không thực hiện được việc đền bù.

125. Nếu một nước phải bồi thường thì nước đó có phải trả bằng tiền hoặc hàng hoá không?

Không. Bồi thường ở đây có nghĩa là nước đó phải thực hiện trở lại những ưu đãi không kém hơn mức trước khi vi phạm hoặc phải dành ưu đãi trong những lĩnh vực khác. Ví dụ một nước đã nâng thuế suất đối với mặt hàng hạt nhựa thì có thể phải giảm thuế quan hoặc các hạn chế khác đối với việc nhập khẩu giấy in. Việc xác định mặt hàng cụ thể nào sẽ do các nước tự thoả thuận.

126. Các doanh nghiệp có được tham gia trực tiếp vào quá trình giải quyết tranh chấp hay không? không?

Không. Chỉ có các cơ quan Chính phủ tham gia quá trình này. Tuy nhiên, doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng vì nhiều trường hợp chính doanh nghiệp là người phát hiện ra những thay đổi chính sách của các nước ASEAN khác dẫn đến vi phạm các hiệp định ASEAN.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ những ưu đãi mà các hiệp định ASEAN đem lại để một mặt tích cực vận dụng các ưu đãi này, mặt khác nếu thấy chính sách của nước đối

tác thay đổi bất lợi cho hoạt động của mình thì cần thông báo cho các cơ quan Chính phủ để phản ánh tới nước đối tác.

Một phần của tài liệu Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN doc (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)