Các giải pháp thường xuyên và lâu dài:

Một phần của tài liệu Mo hinh thi truong tien te vn va 1 so nuoc tren the gioi (Trang 50 - 53)

III. CỞ SỞ HÌNH THÀNH VÀ THÀNH TỰ U, HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH TTTT MỚ

2. Giải pháp phát triển thị trường tiền tệ Đến năm 2010 và tầm nhìn 2015:

2.2. Các giải pháp thường xuyên và lâu dài:

Một là, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cần thiết cho sự phát triển

Rà soát và sớm hoàn thiện các qui định hiện hành về phát hành các công cụ trên TTTT sơ cấp như phát hành thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi,… của các NHTM, cần tiếp tục chuẩn hoá để tạo điều kiện cho các công cụ này được giao dịch trên thị trường thứ cấp.

Ban hành đồng bộ văn bản hướng dẫn thực hiện các công cụ phái sinh, công cụ phòng ngừa rủi ro theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi. Tiếp tục bổ sung, sửa đổi các văn bản tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường thứ cấp như quy định về việc mua bán giấy tờ có giá giữa các TCTD; quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của TCTD đối với khách hàng... nhằm tăng tính thanh khoản của các công cụ trên TTTT, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các TCTD và các thành viên khác trên thị trường.

Tiếp tục triển khai việc hoàn thiện các văn bản pháp lý cho việc hình thành và phát triển các thành viên chuyên nghiệp trên TTTT, nhất là các nhà tạo lập thị trường.

Hai là, phát triển và hoàn thiện cấu trúc TTTT Việt Nam

- Cần nghiên cứu, xem xét nhằm xây dựng TTTT Việt Nam hoàn chỉnh trên cơ sở các thị trường bộ phận như thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, OMO…, tạo sự thống nhất giữa các thị trường bộ phận của TTTT nhằm đảm bảo lợi ích của các thành viên tham gia thị trường, từng bước tạo kênh truyền dẫn để NHNN có thể kiểm soát và can thiệp chủ động thông qua điều tiết giá cả (lãi suất) trên TTTT, từng bước làm cho TTTT trở thành thị trường thực sự năng động, mang tính cạnh tranh cao và nhạy cảm trước những thay đổi về chính sách của NHNN.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định về tổ chức, hoạt động và kiểm soát TTTT, đặc biệt là

đưa ra các quy định chung nhất về tư cách thành viên trên TTTT, trong đó:

(1) NHNN tham gia trên cả TTTT sơ cấp và thứ cấp với tư cách vừa là người tổ chức,điều hành, kiểm soát và chi phối TTTT thông qua các nghiệp vụ thị trường cũng như thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng (nếu cần) để đạt được sự cân bằng thị trường và phù hợp với mục tiêu điều hành CSTT.

(2) Thành lập hệ thống các đại lý cấp I trong đó chủ trương lựa chọn 5-7 TCTD là ngân hàng hoặc TCTD phi ngân hàng đáp ứng đầy đủ nhất các điều kiện do NHNN đặt ra làm đại lý cấp I. Các thành viên trên thị trường phải đầy đủ và hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao, cụ thể: (i) Các nhà tạo lập thị trường (là những tổ chức kinh doanh tiền tệ chuyên nghiệp, cam kết yết giá 2 chiều để đảm bảo hình thành khung lãi suất của thị trường); (ii) thành viên khác của TTTT (các TCTD, các định chế tài chính khác có đủ điều kiện về tư cách thành viên); (iii) các thành viên được tham gia giao dịch hối đoái (áp dụng đối với các giao dịch được thực hiện bằng ngoại tệ trên TTTT)… (iv) các tổ chức môi giới tiền tệ (nhà môi giới tiền tệ) tham gia TTTT với mục tiêu kết nối cung- cầu nhằm hưởng phí môi giới; (v) các công ty xếp hạng tín nhiệm để giúp cho việc định giá giấy tờ có giá được chính xác và hạn chế rủi ro hoạt động của các thành viên thị trường.

Trên cơ sởđặcđiểm trên, cấu trúc TTTT Việt Nam có thể khái quát như sau:

Một phần của tài liệu Mo hinh thi truong tien te vn va 1 so nuoc tren the gioi (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)