HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa thông thường có các hệ thống cơ quan như sau:
1. Các cơ quan quyền lực nhà nước
Các cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.
a. Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.
Về cơ cấu tổ chức, Quốc hội các nước xã hội chủ nghĩa có thể tổ chức theo chế độ nhiều viện và cũng có thể tổ chức theo chế độ một viện, tuỳ thuộc vào thực tiễn của mối nước.
Quốc hội nước ta hiện nay được tổ chức theo chế độ một viện, do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc trực tiếp, phổ thông đầu phiếu. Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm. Quốc hội mỗi năm họp hai kỳ, do Uỷ ban thường vụ quốc hội triệu tập. Uỷ ban thường vụ quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Thành viên của Uỷ ban thường vụ quốc hội gồm có: Chủ tịch quốc hội, các Phó chủ tịch quốc hội và các uỷ viên.
b. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Ở nước ta, Hội đồng nhân dân được tổ chức theo 3 cấp: tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh, xã phường thị trấn. Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hiện hành, hội đồng nhân dân căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cấp mình, xuất phát
từ lợi ích chung của đất nước và địa phương quyết định những chủ trương và biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng quan trọng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương, làm nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Khi quyết nghị những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết. Những Nghị quyết về các vấn đề mà theo quy định của pháp luật phải có sự phê chuẩn của cấp trên thì trước khi thi hành phải được trình lên cấp có thẩm quyền phê chuẩn. Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Thường trực hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp. Hội đồng nhân dân bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch, các phó chủ tịch và các thành viên khác của uỷ ban nhân dân, trưởng ban và các thành viên khác của các ban của hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân bầu, miền nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm nhân dân của toà án nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật. hội đồng nhân dân có thẩm quyền bãi bỏ những quyết định sai trái của uỷ ban nhân dân cùng cấp, những nghị quyết sai trái của hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp. Hội đồng nhân dân có thể quyết định giải tán hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trong trường hợp hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân. Nghị quyết giải tán hội đồng nhân dân cấp dưới phải được sự phê chuẩn của hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp khi thi hành. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giải tán hội đồng nhân dân cấp dưới phải được sự phê chuẩn của Uỷ ban thường vụ quốc hội trước khi thi hành.
2. Nguyên thủ quốc gia
Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước xã hội chủ nghĩa, là người thay mặt nhà nước trong các quan hệ đối ngoại, đối nội.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, trong các giai đoạn phát triển cụ thể, nguyên thủ quốc gia có lúc là cơ quan tập thể (Hội đồng nhà nước như ở Việt Nam theo Hiến pháp năm 1980). Có lúc là cá nhân (Chủ tịch nước). Dù là cơ quan tập thể hay cá nhân, nguyên thủ quốc gia của các nước xã hội chủ nghĩa cũng được hình thành từ Quốc hội và có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Ở Việt nam hiện nay, nguyên thủ quốc gia phải được bầu trong số các đại biểu quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo hoạt động của mình trước Quốc hội. Thẩm quyền của Chủ tịch nước có trên cả 3 nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
3. Các cơ quan hành chính nhà nước
Các cơ quan hành chính nhà nước là những cơ quan có thẩm quyền quản lý mọi mặt hoạt động của quốc gia. Các cơ quan này vừa là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực cùng cấp, vừa là cơ quan quản lý nhà nước.
a. Chính phủ: là cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
Về cơ cấu tổ chức chính phủ, các nhà nước xã hội chủ nghĩa trong các giai đoạn phát triển khác nhau có sự tổ chức khác nhau, có lúc chính phủ được tổ chức dưới hình thức đề cao trách nhiệm tập thể (như Hội đồng bộ trưởng ở Việt Nam theo Hiến pháp 1980, Liên Xô cũ theo Hiến pháp 1977), có lúc tổ chức theo hình thức tôn trọng bàn bạc tập thể nhưng đề cao trách nhiệm cá nhân.
Chính phủ nước ta hiện nay, theo quy định của Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001, là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của đất nước. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước. Chính phủ bảo đảm hiệu lực của
bộ máy nhà nước từ trung ương xuống đến cơ sở, đảm bảo việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp, pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội và Chủ tịch nước (Điều 110 - Hiến pháp năm 1992).
Cơ cấu của Chính phủ gồm có: Thủ tướng, các Phó thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác thuộc Chính phủ. Ngoài Thủ tướng chính phủ các thành viên khác của chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng chính phủ là người đứng đầu chính phủ do Quốc hội bầu ra. Thủ tướng chịu trách nhiệm trước quốc hội và báo công tác với quốc hội, uỷ ban thường vụ quốc hội và Chủ tịch nước.
b. Bộ và cơ quan ngang bộ là các cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước. Bộ trưởng và các thành viện thuộc chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước, bảo đảm các quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ quốc hội, Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng chính phủ để ban hành các quyết định, chỉ thị hoặc thông tư và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ở các ngành, địa phương và cơ sở. Bộ trưởng và các thành viên của chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về các lĩnh vực, ngành mình phụ trách. Theo Luật tổ chức chính phủ năm 2001, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền kiến nghị với Thủ tướng đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách (Điều 26), đồng thời có quyền đình chỉ việc thi hành, đề nghị Thủ tướng bãi bỏ những quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với các văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách và chịu trách nhiệm về quyết định đình chỉ đó (Điều 27).
c.Uỷ ban nhân dân các cấp: do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Uỷ ban nhân dân trong phạm vi chức năng, quyền hạn do pháp luật quy định ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó. Chủ tịch uỷ ban nhân dân lãnh đạo, điều hành hoạt động của uỷ ban nhân dân. Theo quy định của Hiến pháp 1992, khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Chủ tịch uỷ ban nhân dân có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của uỷ ban nhân dân cấp dưới; đình chỉ thi hành nghị quyết sai trái của hội đồng nhân dân cấp dưới, đồng thời đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bãi bỏ những nghị quyết đó.
4. Cơ quan xét xử
Toà án là cơ quan xét xử của nhà nước xã hội chủ nghĩa, hệ thống toà án xã hội chủ nghĩa hoạt động trên các nguyên tắc:
- Xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật;
- Xét xử có sự tham gia của hội thẩm nhân dân; - Xét xử theo 2 cấp.
Hệ thống Toà án nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự các cấp, các toà chuyên trách khác.
Các toà thực hiện chức năng xét xử theo thẩm quyền được pháp luật quy định.
5.Viện kiểm sát