SỰ KIỆN PHÁP LÝ 1.Khái niệm sự kiện pháp lý

Một phần của tài liệu Lí luận về nhà nước và pháp luật (Trang 120 - 123)

1.Khái niệm sự kiện pháp lý

Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt dưới tác động của 3 điều kiện: quy phạm pháp luật, năng lực chủ thể và sự kiện pháp lý.

Quy phạm pháp luật tác động tới các quan hệ xã hội nhất định và biến chúng thành quan hệ pháp luật.

Quan hệ pháp luật nảy sinh giữa các cá nhân, pháp nhân với nhau.

Như vậy, quy phạm pháp luật và năng lực chủ thể là 2 điều kiện chung cho sự xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật.

Tuy nhiên, sự tác động của quy phạm pháp luật đển làm nảy sinh quan hệ pháp luật là một cơ chế phức tạp, quy phạm pháp luật chỉ có thể làm nảy sinh quan hệ pháp luật giữa các chủ thể nếu có sự kiện pháp lý xuất hiện.

Sự kiện pháp lý là những tình huống, hiện tượng, quá trình xảy ra trong đời sống có liên quan với sự xuất hiện, thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật.

Thực chất, sự kiện pháp lý là những sự kiện trong số các sự kiện xảy ra trong thực tế, là bộ phận của chúng. Tuy nhiên, không phải sự kiện thực tế nào cũng là sự kiện pháp lý, sự kiện thực tế chỉ trở thành sự kiện pháp lý khi pháp luật xác định rõ điều đó.

2. Phân loại sự kiện pháp lý

- Căn cứ vào tiêu chuẩn ý chí, sự kiện pháp lý được phân thành sự biến và hành vi.

Sự biến là những hiện tượng tự nhiên (như thiên tai, chiến tranh hoặc dịch bệnh...) những hiện tượng này xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người nhưng trong những trường hợp nhất định, pháp luật gắn sự xuất hiện của chúng với sự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật.

Hành vi (hành động hoặc không hành động) là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người, là hình thức biểu thị ý chí của chủ thể pháp luật, ví dụ: Hành vi ký kết hợp đồng, hành vi trộm cắp, sự bỏ mặc không cứu giúp người...

- Căn cứ vào số lượng những hoàn cảnh, điều kiện làm nảy sinh hậu quả pháp lý, có thể phân chia sự kiện pháp lý thành sự kiện pháp lý đơn giản và sự kiện pháp lý phức tạp.

Sự kiện pháp lý đơn giản chỉ bao gồm một sự kiện thực tế mà pháp luật gắn sự xuất hiện với sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.

Sự kiện pháp lý phức tạp bao gồm một loạt các sự kiện mà chỉ với sự xuất hiện của chúng các quan hệ pháp luật mới phát sinh, thay đổi hay chấm dứt.

Căn cứ vào hậu quả của sự kiện pháp lý, ta có sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật và sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Khái niệm quan hệ pháp luật?

2. Các căn cứ phân loại quan hệ pháp luật? 3. Khái niệm chủ thế quan hệ pháp luật? 4. Phân tích nội dung quan hệ pháp luật. 5. Khái niệm và phân loại sự kiện pháp lý?

CHƯƠNG XVIII

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT I. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT I. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm xác định những khả năng xử sự của mọi cá nhân, tổ chức. Khả năng đó chỉ trở thành hiện thực trong đời sống khi các chủ thể pháp luật thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật.

Thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh pháp luật là một yêu cầu khách quan của quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật. Pháp luật được ban hành nhiều nhưng ít đi vào cuộc sống thì điều đó chứng tỏ công tác quản lý nhà nước kém hiệu quả. Chính vì vậy, xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước sử dụng pháp luật như là phương tiện để thực hiện sự quản lý đối với xã hôị, và đây là nguyên tắc hiến định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật” (Điều 12 Hiến pháp năm 1992).

Qua các luận điểm trên cho thấy, thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

Nói cách khác, việc thực hiện thực tế các quy phạm pháp luật, đó là bằng hành vi cụ thể của mình, các chủ thể pháp luật khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, đã bằng các hành vi của mình thực hiện các quy phạm pháp luật phù hợp với các quy định đã được đưa ra.

Các quy phạm pháp luật hết sức phong phú cho nên hình thức thực hiện chúng cũng rất phong phú. Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định những hình thức thực hiện pháp luật sau:

Một phần của tài liệu Lí luận về nhà nước và pháp luật (Trang 120 - 123)