III. HỆ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1 Khái niệm chung
2. Hệ nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa
2.2. Các văn bản dưới luật
Văn bản dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định.
Những văn bản này có giá trị pháp lý thấp hơn các văn bản luật, vì vậy khi ban hành phải chú ý sao cho những quy định của chúng phải phù hợp với những quy định của Hiến pháp và luật.
Giá trị pháp lý của từng loại văn bản dưới luật cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào thẩm quyền của các cơ quan ban hành chúng.
Theo Hiến pháp năm 1992 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hiện nay ở nước ta có những loại văn bản dưới luật sau:
- Pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ quốc hội ban hành quy định những vấn đề được Quốc hội giao. Thẩm quyền ban hành Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ quốc hội được quy định trong Điều 91 và Điều 93 của Hiến pháp năm 1992.
- Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ quốc hội được ban hành để giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, giám sát việc thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ban hành để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước do Hiến pháp, Luật quy định.
- Nghị định, nghị quyết của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Thông tư liên tịch.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp. - Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân các cấp.
3. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật