C Lợi nhuận trước
1.3.1 Những kết quả đã đạt được:
Trong một vài năm gần đây tuy là một chi nhánh mới thành lập nhưng chinh nhánh NHCT Hoàng Mai đã đạt được những kết quả hết sức đáng kể. rất nhiều các dự án sau khi thẩm định và cho vay đi vào hoạt động hết sức thành công. Nó không chỉ mang lại lợi ích cho ngân hàng mà còn mang lại lợi ích cho chủ đầu tư, giúp các chủ đầu tư thực hiện được nghĩa vụ của mình với ngân hàng là trả nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn như trong hợp đồng cho vay đã cam kết. Hơn nữa ngân hàng lại giúp họ có đủ vốn để thực hiện thành công mục đính đầu tư của họ góp phần chung vào sự phát triển của nền kinh tế
Về hoạt động kinh doanh tuy là một chi nhánh mới thành lập đựoc một thời gian ngắn nhưng chi nhánh dang dần dần tăng trường cả về doanh thu và uy tín. Hàng năm doanh thu của chi nhánh liên tục tăng và vượt quá chỉ tiêu so với NHCT Việt nam giao cho. Doanh số cho vay của ngân hàng tăng nhanh từ 432,386 triệu năm 2007 lên 535,325 triệu năm 2008 tương đương với tốc độ tăng trưởng là 23.81%. Điều này cho thấy tình hình phát triển kinh doanh trên địa bàn quận phát triển tốt nên nhu cầu vay vốn tăng. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng doanh số cho vay là 57% năm 2007 lên 72% năm 2008 cho thấy ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn để tăng khả năng đảm bảo an toàn vốn so với cho vay dài hạn. Đồng thời doanh số thu nợ ở trên cũng thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay năm 2008 tăng 0.76% so với năm 2007. Có được kết quả này, ngân hàng phải thường xuyên theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng và đẩy mạnh công tác thu nợ. Về dư nợ cuối kỳ, năm 2008 tăng 20.78% so với năm 2007. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 84,25% năm 2008, ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn vì đây là nguồn vốn có khả năng quay vòng nhanh vì NHCT Hoàng Mai mới thành lập nên khả năng huy động vốn chưa cao, việc cho vay ngắn hạn sẽ giúp cho vốn huy động được luân chuyển nhanh.
Đối với nợ xấu, nợ quá hạn chi nhánh tuy mới thành lập nhưng tỷ lệ nợ xấu,nợ quá hạn vẫm duy trì ở mức thấp. Nợ quá hạn của năm 2007 là 6,053 triệu còn của năm 2008 là 6,758 triệu. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của năm 2008 là 1.5% giảm 0.12% so với năm 2007 là 1.62%. Điều này cho thấy việc quản lý các khoản nợ quá hạn năm 2008 có hiệu quả hơn so với năm 2007. Ngân hàng tập trung mọi nguồn
lực để thu nợ, luôn luôn có kế hoạch đôn đốc người vay trả nợ, phân loại các khoản nợ của từng khách hàng theo quy định của NHNN để có các biện pháp xử lý.
Phương pháp thẩm định ngày càng được sử dụng một cánh linh hoạt hơn: các cán bộ thẩm định tại chi nhánh tùy thuộc và từng hoàn cảnh cụ thể mà vận dụng những phương pháp khác nhau. Thông thường các cán bộ thẩm định sử dụng 3 phương pháp : so sánh đối chiếu chỉ tiêu, phân tích độ nhạy và phân tích rủi ro . tùy thuộc vào từng nội dung mà áp dụng những phương pháp khác nhau. Việc sử dụng linh hoạt các phương pháp trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư mang lại kết quả chính xác khá cao
Nội dung thẩm định tài chính ngày càn hoàn chỉnh hơn: mỗi dự án đầu tư khi đến chi nhánh NHCt Hoàng Mai khi thẩm định tài chính đầu trải qua các công đoạn thẩm định tình hình tài chính, tổng vốn đầu tư, doanh thu-chi phí, dòng tiền hàng năm ,các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và cân đối khả năng trả nợ của dự án. Qua quy trình này các cán bộ thẩm định có thể nhìn bao quát được tính khả thi của dự án đầu tư dưới phương diện tài chính. Tất cả các nội dung đề được thẩm định một các kỹ lưỡng để đưa ra được kết luận chính xác nhất.
1.3.2 Hạn chế
Sự yếu kém trong thẩm định thể hiện ở quá trình thẩm định. Công tác thẩm định của NHCT chưa có sự chuyên môn hóa sâu, cácc cán bộ thẩm định vẫn thực hiện công việc từ khâu tiếp xúc với khách hàng cho đến khâu thẩm định và cho ra tờ trình tín dụng. Điều này làm cho công tác thẩm định bị chậm hơn, các CBTĐ theo cách này không thể nắm rõ và quen với một khâu nào, nếu chuyên môn hóa một người có thể làm tốt công việc của mình hơn, các bước sẽ được phụ trách bởi một nhóm chuyên mỗi nhóm sẽ thẩm định vè một mảng của dự án, điều này làm cho công việc tiến hành nhanh hơn và lượng kinh nghiệm tích lũy sẽ nhiều hơn, chuyên sâu hơn. Chảng hạn mỗi cán bộ sẽ được phân công thẩm định một lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiêp, xây dựng…. thì họ sẽ tích lũy được kinh nghiệm lần sau khi thẩm định tới vấn đề này học sẽ làm nhanh hơn và chính xác hơn.
Báo cáo thẩm định tuy đã thể hiện được rất chi tiết và đầy đủ tuy nhiên chúng chưa nói tới hiệu quả kinh tế xã hội của dự án chưa tính đến tác động của dự án đối với môi trường mà xã hội. Cụ thể là việc xây dựng một
dự án thì lượng chất thải mà dự án sẽ thải ra môi trường, ảnh hửong tới khu dân cư xung quanh như thế nào thì quá trình thẩm định của ngân hàng chưa tính đến. nếu như dự án ảnh hưởng nhiều tớ cuộc sống của ngường dân xung quanh, làm ô nhiễm môi trường dẫn đến dự án sẽ bị các cơ quan sử lý dù theo hình thức nào đi chăng nữa cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của dự án. Cần phải nghiên cứu xem quang cảnh sau khi xây dựng có phù hợp không, trong quá trình xây dựng có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh không, dự án có gây ra ô nhiễm tiếng ồn không…
Ngoài ra ta thấy rằng chi nhánh sử dụng một hệ thống chỉ tiêu toàn ngành được tổng hợp khá hoàn chỉnh từ phòng thông tin tín dụng tuy nhiên các chỉ tiêu này cũng chỉ mang tính tương đối nhiều, khó có thể đem ra áp dụng vào từng DN cụ thể, chỉ tiêu vẫn chưa mang tính vùng miền, đặc điểm kinh tế riêng nên thực tế vẫn mang tính tương đối cao, chưa thực sự phản ánh được vị trí của doanh nghiệp so với ngành. Khi các cán bộ thẩm định gặp những dự án mới chưa có trong hệ thống thông tin thì lại lung túng để tìm phương án thhẩm định nên kết quả vẫn chưa cao.
Trong quá trính thẩm định kỹ thật của dự án đầu tư chủ yếu các cán bộ thẩm định còn dựa trên giá cả thị trường của máy móc. Thông thường các máy móc đó giả cả sẽ thấp hơn nhiêu dặc biệt là những máy móc nhập khẩu ví dụ như khi một công ty điện lực khi mua một máy phát điên với giá 2triệu usd nhựng khi thương lượng thì giá của nó chỉ có 1.4tr usd vậy giá sản phẩm trước khi thượng lựong là giá mà các cán bộ thẩm định dùng để so sánh . Các CBTĐ tuy có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành nhưng không thể có kiến thức tổng quát trong nhiều ngành nghề. Điều này khiến cho NH chỉ thẩm định được dự án ở một mức độ nào đó bởi lẽ mỗi ngành nghề đều có những tiêu chuẩn riêng, những kiến thức riêng rất sâu rộng, để thẩm định tốt một dự án cần phải có một lượng kiến thức chuyên ngành nhất định về ngành nghề mình cần thẩm định.
Nguồn thông tin dùng để thẩm định còn chưa thực sự chính xác. Nguồn thông tin mà CBTĐ có thể thu thập ở nhiều nguồn, trong đó dặc biệt là các nguồn thông tin thu thập được ở chính doanh nghiệp cung cấp có thể chưa chính xác, họ đã làm chênh lệch đi để dự án của họ khả thi cao.
o Phương pháp so sánh đối chiếu chỉ tiêu
Phương pháp này còn có những thiếu sót nhất định trong khi áp dụngphương pháp này như:thứ nhất một số chỉ tiêu còn ít được đem ra so sánh như chỉ tiêu về mức độ hiện đại hóa công nghệ, giá trị chuyển giao công nghệ . Đây là những chỉ tiêu không những khó mà còn có thể nói là không thể lượng hóa được . Thứ hai là các cán bộ thẩm định chỉ thẩm định những dự án quen thuộc còn những dự án khác thì sao? Thứ ba các chỉ tiêu đem ra so sánh chỉ dừng lại ở so sánh với các dự án đầu tư trong nước mà không so sánh với các chỉ tiêu quốc tế. Đây lại là một thiếu sot của các cán bộ thẩm định tại chi nhánh NHCT hoàng Mai
o Phưong pháp phân tích độ nhạy
Ở phương pháp này cán cán bộ thẩm đinh còn có những hạn chế như việc xác định các yếu tố bị tác động không có căn cứ thực tế mức độ biên động của các chỉ tiê không phù hợp . Một số trường hợp không tính đúng mức độ biên động của chỉ tiêu dẫn tới những kết luận chưa chính xác về dự án.
Tại chi nhánh NHCT hoàng Mai các cán bộ thẩm định đã áp dụng phuơng pháp này một cách thương xuyên nhưng chưa có độ linh hoạt trong sử dụng phương pháp vì các cán bộ thẩm định mới chỉ phân tích một chiều nghĩa là chỉ có một yếu tố thay đổi chú không có trường hợp mà nhiều yếu tố thay đổi. Kết quả đầu tư của dự án trong tương lai không phải chỉ chịu ảnh hưởng của một yếu tố mà còn chịu ảnh hưởng đồng thời của rất nhiều yếu tố. Đây là một khuyết điểm của các CBTĐ của chi nhánh NHCT Hoàng Mai cần khắc phục ngay trong tương lai.
o Phương pháp dự báo
Đối với phương pháp này các cán bộ thẩm định còn gặp phải một số những hạn chế thiếu khoa học và thực tiễn như khi thẩm định cung cầu trong khía cạnh thị trường của dự án cán cán bộ thẩm định phần lớn dựa trên những đánh giá chủ quan, mang tính định tính. Các số liệu cũng đã được cán bộ thu thậm nhưng không dựa và đó để tìm ra quy luật cung cầu. Một số những chỉ tiêu quan trọng để dự báo cung cầu, giá và những yếu tố khác như tốc độ tăng GDP, tốc độ tăng dân số, thị hiếu người tiêu dung không dược sử dụng một cách thường xuyên và triệt để. Các công cụ tính toán, kinh tế lượng, các nghiên cứu của các chuyên gia chưa được vận dụng hiệu quả.
Về nội dung thẩm định.
thẩm định tại chi nhánh NHCt Hoàng Mai còn dựa vào những số liệu mà khách hang mang cho. Tính thực tế của việc thẩm định còn thiếu bởi vậy kết quả của quá trình thẩm định còn chưa cao. Giá cả của sản phảm của hàng hóa còn dựa chủ yếu vào giá của hàng hóa trên thị trường nhưng sản phẩm của dự án lại hình thành trong tương lai. Các nhân tố khách quan sẽ tác động tới giá cả của hàng hóa như lạm phát, trượt giá, … các nhân tố lày luôn luôn biến động từng năm trong suốt đời của dự án. Có rất nhiêu khách hàng khai khống về tổng vốn đầu tư của dự án nhằm có thể vay đượng nhiều tiền của ngân hàng hơn bởi vậy các cán bộ thẩm định phải thẩm định phải thẩm định thật kỹ chỉ tiêu này.
Việc thẩm định tổng vốn đầu tư cũng thế. Các cán bộ thẩm định vẫn dựa trên những số liệu mà chủ đầu tư đưa cho nà không quan tâm đến việc sử dụng các nguồn thông tin khác do đó ảnh hưởng tới các kết quả thẩm định.
Khi tiến hành thẩm định cơ cấu vốn đầu tư các cán bộ thẩm định chỉ quan tâm tới cơ cấu vốn chư sở hữ so với vốn đi vay chứ chưa quan tâm tới các cơ cấu khác như cơ cấu vốn lưu động, cơ cấu vốn đầu tư nhà xưởn so với troang thiết bị vì mỗi một ngành nghề có một cơ cấu khác nhau.
Đối với chất lượng các cán bộ thẩm định
Đội ngũ các bộ thẩm định tại chi nhánh NHCT Hoàng Mai tuy được đào tạo bài bản và thường xuyên được nâng cao trình độ, tinh thần nhiệt tình cao trong công tác nhưng chủ yếu là lĩnh vực tài chính, chưa có chuyên mô kỹ thuật nên gặp rất nhiều khó khăn khi thẩm định kỹ thuật, dặc biệt là nhữ dự án mới có tại việt Nam.