Cơ cấu đầu t− và thu nhập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của các trang trại (Trang 45 - 55)

+Chi phí đầu t−

D. tích rừng chăm sóc bảo vệ

10,90% D. tích cây ăn quả

17,97% D. tích rừng khoanh nuôi 20,44% D.tích rừng trồng 4,66% D.tích đất ch−a sử dụng 8,57%

D. tích cây công nghiệp 37,44%

Trong mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh vốn là một yếu tố quan trọng, nó có vai trò quyết định đến quá trình sản xuất và quy mô, tốc độ phát triển sản xuất của bất cứ thành phần kinh tế nàọ Hoạt động của trang trại cũng vậỵ Vốn đầu t− quyết định quy mô sản xuất và tốc độ tăng tr−ởng kinh tế của trang trại trong nền kinh tế thị tr−ờng.

t− 72.037.200 đồng. Nhìn chung sự đầu t− này là không lớn ch−a t−ơng xứng với quy mô diện tích và khả năng khai thác tiềm năng đất đai của trang trạị

Sự đầu t− sản xuất của các nhóm trang trại có sự chênh lệch khá lớn, đặc biệt là của các trang trại nhóm I , nhóm II so với nhóm IIỊ

Bình quân mỗi trang trại nhóm I đầu t− cho sản xuất và dịch vụ là 103.120.900 đồng, nhóm II là 76.011.700 đồng và nhóm III là 37.789.000đồng.

Trung bình các trang trại đầu t− cho 1 ha đất canh tác là 6.921.600 đồng. Đối với nhóm I là 6.395.600 đồng, nhóm II là 8.989.500 đồng và nhóm III là 5.379.800 đồng.

Qua số liệu trên ta thấy vốn đầu t− sản xuất và dịch vụ sản xuất trên 1 ha đất trong trang trại của nhóm II cao nhất là do tỷ trọng vốn đầu t− cho máy móc thiết bị sản xuất và dịch vụ sản xuất ở nhóm này rất lớn chiếm tới 34,1% tổng vốn đầu t− cho sản xuất kinh doanh. Trong khi đó tỷ trọng vốn đầu t− máy móc thiết bị cho sản xuất ở nhóm I là 5,9% tổng vốn đầu t− sản xuất kinh doanh và nhóm III thì vốn đầu t− máy móc chỉ chiếm 0,9% tổng vốn đầu t− sản xuất kinh doanh.

Cơ cấu đầu t− cho các lĩnh vực sản xuất của trang trại cũng có sự khác nhau khá rõ. Cơ cấu vốn đầu t− đ−ợc thể hiện ở hình 3.3

Đầu t− SXLN 3,01% Đầu t− SX NN

2,94%

Trồng cây ăn quả 10,92% Trồng cây CN 41,56% Nghề phụ 2,46% Chi phí đời sống 14,23% Thuế và đóng góp 2,37% Đầu t− máy móc thiết bị 14,90% Đầu t− cho chă n nuôi 7,60%

Hình3.3. Biểu đồ cơ cấu đầu t− của các trang trại

Từ biểu đồ ta thấy vốn đầu t− cho cây công nghiệp (cây mía) chiếm41,6%, cây ăn quả là 10,9%, sản xuất lúa và cây l−ơng thực là 2,9%, sản xuất lâm nghiệp là 3%, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản là 7,6% và máy móc thiết bị là 14,9% chi phí đời sống 14,2%, nghề phụ 2,5%, thuế và các khoản đóng góp 2,4%.

Kết quả của số liệu trên cho thấy các chủ trang trại tập trung đầu t− vốn cho cây công nghiệp chiếm tới 41,6%, tiếp đến là cây ăn quả (vải thiều, dứa) và chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và máy móc thiết bị. Vốn đầu t− cho sản xuất lúa - cây l−ơng thực, sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu vốn đầu t−. Tuy nhiên các trang trại ở đây chi phí cho đời sống chiếm tỷ lệ đáng kể.

Vốn đầu t− máy móc có giá trị lớn chỉ tập trung ở một số ít chủ trang trại (13,33 %), hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu đầu t− và thu nhập của trang trạị Phần lớn các chủ trang trại đã thuê máy móc để thực hiện cơ giới hoá một số công việc trong quá trình sản xuất.

Tuy nhiên giữa vốn đầu t− sản xuất và chi phí th−ờng xuyên cho sản xuất của trang trại có sự khác nhau khá lớn do chi phí th−ờng xuyên không tính vốn đầu t− xây dựng cơ sở hạ tầng, tài sản cố định (máy móc thiết bị) và giống cây trồng lâu năm (cây lâm nghiệp,cây ăn quả). Có những hộ đầu t− lớn cho chăn nuôi, khai thác rừng với giá trị lớn nh−ng không th−ờng xuyên giữ đ−ợc qui mô sản xuất đó. Vì vậy chi phí th−ờng xuyên của sản xuất chỉ phản ánh một phần nhỏ trong cơ cấu vốn đầu t− của các trang trại điều này đã phản ảnh rõ ở biểu 3-6

vốn tự có 78,60% Vốn vay ngân hàng

21,40% + Nguồn vốn đầu t−

Nguồn vốn đầu t− hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại đ−ợc huy động từ nguồn vốn tự có và nguồn vốn vaỵ

Nguồn vốn tự có bao gồm vốn ban đầu của trang trại và vốn đ−ợc tích luỹ từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh của các năm cộng lại với mục đích tái đầu t− mở rộng quy mô sản xuất. Đây là nguồn vốn chủ yếu của trang trại chiếm tới 78,60% tổng nguồn vốn đầu t−.

Nguồn vốn vay chủ yếu là thông qua ngân hàng, vốn vay ngoài hầu nh− rất ít không đáng kể. Các chủ trang trại vay vốn ngân hàng cũng rất hạn chế vì lãi suất khá cao (12% năm). Bên cạnh đó thủ tục vay vốn ngân hàng cũng còn nhiều phiền hà, phức tạp. Theo quy định của ngành tín dụng các chủ trang trại phải có tài sản thế chấp và l−ợng vốn vay bị hạn chế th−ờng không đáp ứng đ−ợc nhu cầu của các trang trạị

ở địa ph−ơng ch−a có ch−ơng trình, dự án tín dụng nào cho vay đầu t− phát triển kinh tế trang trạị Hiện nay các chủ trang trại phải vay từ Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn lãi suất từ 12-13,8% một năm. Họ chỉ vay vốn khi rất cần thiết, chủ yếu sử dụng làm vốn l−u động phục vụ sản xuất, mua phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật. Thời gian quay vòng nhanh và trả cả gốc lẫn lãi trong thời hạn ngắn nhất (6-10 tháng) hạn chế vay vốn nhiềụ Tỷ trọng vốn vay ngân hàng chỉ chiếm 21,40%.

Cơ cấu huy động nguồn vốn đầu t− thể hiện trên biểu đồ 4.4

Qua số liệu trên cho thấy phần lớn các chủ trang trại xây dựng và phát triển trang trại chủ yếu dựa vào khả năng tài chính của mình, nguồn vốn này quyết định quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế trang trạị Nguồn vốn vay Ngân hàng chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định (21,4%) có tác động đến trang trại ở một mức độ nào đó mà ch−a thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo lập và phát triển trang trạị

Điều này cho thấy mối quan hệ tín dụng của Ngân hàng với các chủ trang trại còn rất nhiều hạn chế. Mặc dù các trang trại rất khó khăn về vốn nh−ng họ không dám vay nhiều vì lãi suất quá cao, ảnh h−ởng tới hiệu quả kinh tế của trang trạị

+ Thu nhập

Để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của các trang trại đề tài đã so sánh giữa thu nhập và thu nhập th−ờng xuyên, thấy sự sai khác là không lớn, hơn nữa thu nhập th−ờng xuyên phản ánh trung thực, khách quan và chính xác về tình hình hoạt động kinh tế của trang trại một cách ổn định, loại trừ đ−ợc những năm mất mùa không nói lên đúng thực tế sản xuất của trang trạị Nên tác giả đánh giá thu nhập dựa trên cơ sở thu nhập th−ờng xuyên của các trang trạị

96.761.850 đồng. Trong đó thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là 6.475.740 đồng (6.7%), sản xuất lâm nghiệp là 1.461.330 đồng (1,5%), cây công nghiệp (mía) là 51.772.200 đồng (53,5%), cây ăn quả là 20.977.940 đồng (21,7%), dịch vụ và nghề phụ khác là 7.641.390 đồng (7,9%), chăn nuôi là 7.604.830 đồng (7,9%), còn lại nguồn thu khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ không đáng kể. Điều này cho thấy nguồn thu nhập chính của trang trại là cây công nghiệp, cây ăn quả ,chăn nuôi và dịch vụ.

Cơ cấu thu nhập cuả trang trại đ−ợc trình bầy ở hình 3.5.

Hình 3.5. Biểu đồ cơ cấu thu nhập của các trang trại

Tuy vậy cơ cấu thu nhập giữa các nhóm trang trại có sự chênh lệch rất rõ. Đối với các trang trại nhóm I thu nhập bình quân của một trang trại là 148.747.880 đồng, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là 4,6%, sản xuất lâm nghiệp là 1,39%, cây công nghiệp (mía) là 57,65%, cây ăn quả là 25,22%, chăn nuôi là 5,38%, dịch vụ là 4,83%.

Đối với các trang trại nhóm II thu nhập bình quân của một trang trại là 86.293.500 đồng, trong đó sản xuất lúa và cây l−ơng thực chiếm 5,5%, sản xuất lâm nghiệp là 1,3%, cây công nghiệp (mía) là 50,9%, cây ăn quả là 16,8%, chăn nuôi

Thu nhập từ nghề phụ

7,90% Thu nhập từ chăn nuôi

7,86% Thu nhập từ SXNN 6,69% Thu nhập khác 0,86% Thu nhập từ SXLN 1,51% Thu nhập từ cây CN 53,50% Thu nhập từ cây AQ 21,68%

dịch vụ chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu thu nhập.

Đối với các trang trại nhóm III thu nhập bình quân một trang trại là 55.244.170 đồng, trong đó thu nhập từ sản xuất lúa và cây l−ơng thực là 14,2%, sản xuất lâm nghiệp là 2,2%, cây công nghiệp là 46,5%, cây ăn quả là 19,8%, chăn nuôi là 13.1%, dịch vụ là 2,6%, nguồn thu khác là 1,7%.ở nhóm này ta thấy thu nhập từ cây l−ơng thực là rất lớn (14,2%), trong khi nhóm I tỷ lệ này là 4,6% và nhóm II là 5,5%, có sự chênh lệch trên là do diện tích đất nông nghiệp lớn.

Thu nhập bình quân 1ha đất của trang trại là 9.268380 đồng. Đối với nhóm I là 9.227.500 đồng, nhóm II là 10.200.200 đồng và nhóm III là 8.196.500 đồng.

Thu nhập bình quân trên 1 ha canh tác của trang trại là 9.321.950 đồng. Đối với nhóm I là 9.250.500 đồng, nhóm II là 10.285.300 đồng và nhóm II là 8.282.500 đồng. Thu nhập bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp là 20.724.920 đồng.

Thu nhập bình quân 1 ha đất trồng cây lâm nghiệp là 237.830 đồng, thu nhập bình quân trên 1 ha đất trồng cây công nghiệp là 13.630.700 đồng và thu nhập bình quân trên 1 ha cây ăn quả (vải thiều) là 12.527.700 đồng.

Điều này cho thấy thu nhập của 1 ha trồng lúa là lớn nhất, nh−ng chi phí đầu t− cũng rất lớn, thu nhập trên 1 ha cây ăn quả tuy không cao nh−ng lại chi phí rất ít và thu nhập trên 1 ha đất trồng cây lâm nghiệp là rất thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của các trang trại (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)