- Điều kiện khí hậu.
4.1.2. Quản lý rừng
Bảng 4.2. Các hình thức quản lý rừng tại khu vực nghiên cứu
TT Các hình thức quản lý Loại rừng % Tổng Phòng hộ (ha) Sản xuất (ha) 1 Hộ gia đình 3.107,5 3.107,5 25 2 Ban quản lý 661 1.703,1 903,7 799,4 14 3 Công ty 1.339,9 717 622,9 11 4 Cộng đồng 5 UBND xã 5.926,6 2.673,9 3.252,70 45 Tổng 12.077,1 4.294,6 7.782,5
Nhìn vào bảng trên cho thấy: Hình thức quản lý đất lâm nghiệp tại các xã nghiên cứu chủ yếu chưa được giao đất giao rừng, diện tích đất này vẫn do UBND xã quản lý chiếm tới 45%; diện tích được giao cho hộ gia đình chiếm 25%; diện tích giao cho Ban QL 14%; diện tích do Công ty quản lý chiếm 11% đặc biệt không có diện tích đất lâm nghiệp giao cho cộng đồng quản lý.
Điều tra nhanh thông qua phỏng vấn người dân cùng tài liệu điều tra, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
+ Trước năm 1980, diện tích rừng còn nhiều, rừng được đánh giá còn khá nguyên vẹn và xếp vào trạng thái IIb, IIIa2, IIIa3, IIIb. Sau năm 1980, do đốt nương làm rẫy, đặc biệt do cơ chế thị trường và một phần do công tác quản lý còn yếu nên rừng đã bị phá hoại nghiêm trọng bởi sự chặt phá rừng lấy gỗ xây dựng, lấn chiếm làm rẫy, làm đất thổ cư, đất vườn cây, mở đường và từ khi các con đường ô tô vào các xã được mở, giao thông thuận tiện nên sự phá hoại rừng và môi trường ngày càng trầm trọng hơn.
+ Cho đến năm 1997 sau khi tái lập tỉnh Bắc Kạn, và chính sách giao đất giao rừng cho hộ gia đình được thực hiện thì tài nguyên rừng lại được chú ýbảo vệ và phát triển. Do vậy mà diện tích rừng ngày càng tăng. Trạng thái rừng IIa , IIb phần lớn được phục hồi sau canh tác nương rẫy khoảng trên 10 năm, các trạng thái rừng IIIa1 phần lớn nằm trên địa hình cao, đi lại khó khăn nên phần lớn là rừng phục hồi sau khai thác. Đối với trạng thái Ic phần lớn là phục hồi sau nương rẫy thời gian dưới 10 năm, tuy nhiên tập quán chăn thả rông gia súc vẫn còn vì thế diện tích có trạng thái này phần lớn là khu chăn thả của người dân, do vậy khả năng tự phục hồi của trạng thái này không cao.
Tuy có sự tăng lên về diện tích rừng, nhưng về chất lượng rừng thì chưa có sự thay đổi lớn, trữ lượng thấp. Vì phần lớn thành phần loài cây vẫn là các loài tiên phong ưa sáng mọc nhanh, giá trị thấp cây ưa bóng giá trị cao còn nhỏ.