Lược sử hình thành và phát triển của các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại huyện chợ đồn bạch thông tỉnh bắc kạn.pdf (Trang 27 - 29)

thuật lâm sinh áp dụng liên hoàn nhằm mục đích thiết lập lại hệ sinh thái rừng, những hiểu biết này được biểu hiện qua quá trình lịch sử hình thành các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng được trình bày ở phần sau.

1.2.3.2. Lược sử hình thành và phát triển của các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng hồi rừng

Trước thực trạng diễn biến tài nguyên rừng như vậy , từ những năm đầu tiên của thập kỷ 70, Tổng cục Lâm nghiệp đã ban hành một qui trình kỹ thuật rất nổi tiếng lúc đó là qui trình "Tu bổ rừng". Đây là một giải pháp lâm sinh học được xây dựng dựa trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm phục hồi rừng sau khai thác ở các Lâm trường quốc doanh phía Bắc . Bởi vậy, tu bổ rừng lúc đó được đánh giá là giải pháp kỹ thuật có tính "thực tiễn" cao.

Đối tượng tác động là rừng thứ sinh nghèo . Đây là đối tượng được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tu bổ rừng nhấn mạnh vào đối

tượng rừng tự nhiên sau khai thác chọn thô . Tu bổ rừng phả i là một hệ thống các biện pháp kỹ thuật bởi vì rừng sau khai thác chọn ở cường độ cao cấu trúc bị xáo trộn, quá trình phục hồi lại phải trải qua những giai đoạn với những biến đổi phức tạp về thành phần loài cây , hình thức tái sinh v .v... Do vậy, sẽ không có một biện pháp kỹ thuật lâm sinh đơn lẻ nào đáp ứng được tính phức tạp của quá trình phục hồi đó. Hơn nữa, quá trình phục hồi rừng chịu sự chi phối tổng hợp của các nhân tố ngoại cảnh . Bởi vậy , các biện pháp kỹ thuật phải được tác động một cách "tổng hợp" mới đáp ứng được nhu cầu của cây rừng trong qua trình phục hồi . Tính "liên hoàn" trong kỹ thuật tu bổ rừng thể hiện ở hai yếu tố : liên tục giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình phục hồi rừng và quá trình giải quyết những mâu thuẫn đó được lặp đi, lặp lại nhiều lần.

Tu bổ rừng được đánh giá là giải pháp kỹ thuật lâm sinh rất có hiệu quả nhằm xúc tiến tái sinh phục hồi rừng. Bởi vì, những tác động kỹ thuật của nó được dựa trên một thực tế là nếu biết tác động đúng qui luật , rừng sẽ "hoàn trả lại " cái

chúng đã bị mất . Nhược điểm cơ bản của kỹ thuật này là thời gian và đầu tư trong những năm "tu bổ" kéo dài. Mặt khác, mục tiêu của tu bổ rừng là đúng nhưng trong kỹ thuật có nội dung "chặt hết cây bụi thảm tươi " là không đúng vì trái với qui luật tự nhiên. Có lẽ đây là một trong những lý do dẫn đến biện pháp kỹ thuật này bị bãi bỏ.

Cũng trong khoảng thời gian của những năm 1970 ý tưởng "khoanh núi nuôi rừng" đã xuất hiện và về sau này từng bước ý tưởng đó được hoàn thiện và được áp dụng phổ biến cho đến nay thông qua "kỹ thuật phục hồi rừng bằng khoanh nuôi " giải pháp này được hiểu là sự "tận dụng triệt để khả năng tái sinh và diễn thế rừng tự nhiên để tạo lại rừng thông qua các biện pháp ngăn chặn có tính chất hành chính các tác động từ bê n ngoài như khai thác , chặt phá , chăn thả , lửa rừng v .v.." (Qui phạm tạm thời về các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất . Bộ Lâm nghiệp , năm 1988). Theo cách định nghĩa này phục hồi rừng bằng khoanh nuôi thực chất là một giải pháp kinh tế - xã hội trong đó bao hàm ý nghĩa lâm sinh học ở chỗ phải xác định được tiêu chuẩn và điều kiện cho khoanh nuôi . Khi phân tích tiêu chuẩn khoanh nuôi rừng , Nguyễn Luyện (1993) có đưa ra 3 nội dung:

- Tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên . - Tiêu chuẩn về điều kiện sinh vật học . - Tiêu chuẩn về đ iều kiện kinh tế - xã hội.

Trong 3 tiêu chuẩn này , tiêu chuẩn về kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn khó xác định nhất .

Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi là một biện pháp ít chi phí nhưng mang lại lợi ích kinh tế và lợi ích sinh thái cao, đặc biệt là phục hồi tính đa dạng sinh học của rừng. Đây còn là biện pháp áp dụng cho những nơi không có điều kiện áp dụng các giải pháp kỹ thuật, cho những nơi có địa hình khó khăn, những nơi không có kinh phí đầu tư để phục hồi rừng, … Tuy nhiên, nhược điểm của giải pháp này là thời gian cho khoanh nuôi phục hồi rừng nên là bao nhiêu và nếu qua khoảng thời gian nhất định rừng không phục hồi được theo ý muốn sẽ xử lý như thế nào?.

"Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung " là tên gọi đầy đủ cho một giải pháp tổng hợp về kỹ thuật kinh tế xã hội mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hà nh (QPN 21 - 98). Điều 2 của qui

phạm này định nghĩa "khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung trong qui phạm này được hiểu là một giải pháp lợi dụng triệt để khả năng tái sinh , diễn thế tự nhiên để phục hồi rừ ng thông qua các biện pháp bảo vệ , biện pháp kỹ thuật lâm sinh và trồng bổ sung cần thiết ".

Đối tượng áp dụng của giải pháp này là đất lâm nghiệp đã mất rừng. Quá trình tái sinh ở đây là “Bằng mọi cách để thu được tái sinh”. Như ta đã biết Tái sinh luôn là một mắt xích quan trọng , một khâu yếu nhất trong các phương thức lâm sinh . Việc xúc tiến tái sinh ở đây bao gồm cả hai , xúc tiến tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo (trồng bổ xung ). Như vậy, QPN 21 - 98 đã khắc phục được nhược điểm của qui phạm tạm thời 1998 và QPN 14 - 92. Trong qui phạm trước đây , khoanh nuôi phục hồi rừng được hiểu theo nghĩa thụ động "chỉ cần bảo vệ mà không cần có tác động kỹ thuật trực tiếp ". Yếu tố con người ở đây chưa thể hiệ n rõ vai trò tích cực, nó hạn chế việc nghiên cứu để tìm ra những tác động th úc đẩy một cách hữu hiệu quá trình tái tạo lại rừng trong một khoảng thời gian xác định . Nhưng ở QPN 21 - 98 có quy định rất rõ thời gian và tiêu chuẩn cho từng đối tượng cần phục hồi. Qua đó, đưa ra mục tiêu cụ thể cần phải đạt được cho từng loại rừng trong một khoảng thời gian xác định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại huyện chợ đồn bạch thông tỉnh bắc kạn.pdf (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)