CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO (HCVF) TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu BỘ CÔNG cụ xác ĐỊNH RỪNG có GIÁ TRỊ bảo tồn CAO VIỆT NAM (Trang 38)

Việc xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao chỉ là bước đầu của quá trình. Công tác quản lý

HCVF còn quan trọng hơn nhiều. Tuy nhiên, việc đi sâu chi tiết vào các chiến lược quản lý phù hợp lại nằm ngoài phạm vi bộ công cụ này do đây là một chủ đề rộng và khá phức tạp. Một số thông tin và hướng dẫn về các bước mà người sử dụng cần thực hiện nhằm xây dựng và thực hiện quản lý thích hợp HCVF tại Việt Nam sẽ được nêu dưới đây.

Một số hướng dẫn chi tiết hơn được nêu trong bộ công cụ ProForest (2003, phần 3) và các Bộ công cụ quốc gia của Indonesia, Lào, Papua New Guinea, Ghana and Mozambique có thể được tham khảo cho quản lý HCVF tại Việt Nam.

Yếu tố quan trọng nhất khi thiết kế các chiến lược quản lý HCVF là chúng phải cải thiện

hay duy trì được các giá trị. Vì vậy, điều quan trọng sống còn là phải hiểu được bản chất của các giá trị hiện hữu, các hoàn cảnh hiện tại của chúng, những mối đe dọa (thực tế và tiềm năng), và thiết kế cơ chế quản lý để giải quyết những vấn đề này. Các giá trị phải luôn được tham chiếu khi hình thành kế hoạch quản lý chúng. Ví dụ, nếu giá trị HCV 4 hiện hữu và khu vực đang quan tâm là một lưu vực sông quan trọng, công tác quản lý đơn thuần là phải duy trì hoặc cải thiện vùng đầu nguồn.

Trong quá trình xây dựng một kế hoạch quản lý HCVF bất kỳ, cần tuân thủ một số bước chung như sau:

• Nhận biết các giá trị bảo tồn cao (HCV)

• Đánh giá hiện trạng của các HCV

• Đánh giá các mối đe dọa đối với các HCV

• Xây dựng chiến lược quản lý các HCV

• Lồng ghép quản lý HCV vào kế hoạch quản lý chung

• Đào tạo và tập huấn

Một phần của tài liệu BỘ CÔNG cụ xác ĐỊNH RỪNG có GIÁ TRỊ bảo tồn CAO VIỆT NAM (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)