Giá trị HCV 5 Rừng đóng vai tròn ền tảng trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cộng đồng địa phương.

Một phần của tài liệu BỘ CÔNG cụ xác ĐỊNH RỪNG có GIÁ TRỊ bảo tồn CAO VIỆT NAM (Trang 30 - 32)

cơ bn ca cng đồng địa phương.

Khái niệm

HCV5 chỉ áp dụng cho các nhu cầu cơ bản. Ví dụ, đối với một cộng đồng mà phần lớn nhu cầu chất đạm (protein) được đáp ứng từ các hoạt động săn bắn và đánh bắt cá tại những khu rừng mà không có nguồn cung thay thế nào khác, thì khu rừng đó được coi là có HCV. Nếu tại khu rừng khác, người dân chủ yếu săn bắn với mục đích giải trí (thậm chí cả khi họ ăn những thứ săn được) và cuộc sống của họ không phụ thuộc vào việc săn bắn, thì khu rừng đó chưa được coi là một HCV.

Một khu rừng có thể có HCV nếu cộng đồng địa phương sử dụng chất đốt, thực phẩm, thức ăn gia súc, dược liệu, hoặc vật liệu xây dựng cần thiết từ rừng mà không có các nguồn thay thế sẵn có khác. Trong những trường hợp như vậy, giá trị bảo tồn cao được nhận biết cụ thể từ một hoặc nhiều nhu cầu cơ bản này.

Các HCV không xem xét những hoạt động khai thác quá mức, kể cả khi cộng đồng địa phương đang phụ thuộc về mặt kinh tế vào nó, hoặc không bao gồm việc áp dụng quá mức các tập quán truyền thống, một khi chúng làm xuống cấp hoặc huỷ hoại rừng và các giá trị hiện có của rừng.

Những đối tượng sau đây không được coi là HCVs:

• Rừng cung cấp những tài nguyên có tầm quan trọng thứ yếu đối với cộng đồng địa phương.

• Rừng cung cấp những tài nguyên có thể được thay thế hoặc thu nhận được từ nơi khác.

• Rừng cung cấp những tài nguyên đang bị cộng đồng địa phương khai thác không bền vững.

• Rừng cung cấp những tài nguyên chỉ có thể thu nhận được theo cách thức đe dọa việc duy trì các giá trị bảo tồn cao khác.

HCV5 được xác định thông qua sự phụ thuộc thực sự của cộng đồng vào rừng (thậm chí cả khi sự phụ thuộc này chỉ đôi khi xảy ra, như trường hợp rừng cung cấp thực phẩm cho người dân trong lúc giáp hạt).

Ở Việt Nam, những cộng đồng sinh sống trong và xung quanh các khu rừng thường có mức độ phụ thuộc khác nhau vào tài nguyên rừng tuỳ theo nguồn gốc, truyền thống lịch sử, ảnh hưởng các nhóm từ bên ngoài như các thương nhân, công ty hoặc chính phủ, cũng như khả năng tiếp cận thị trường và kỹ thuật nông nghiệp của họ. Các cộng đồng bản địa sống trong những khu cách biệt thường có mức độ phụ thuộc cao vào rừng. Tuy nhiên, ngay cả những cộng đồng di cư có thể trở

nên phụ thuộc vào rừng nếu họ khai thác gỗ hoặc lâm sản ngoài gỗ để đem lại một phần sinh kế chẳng hạn.

Hình 8. Ngôi nhà truyền thống của người Bana (tại Sơ Pai) được làm gần như hoàn toàn bằng vật liệu từ rừng (Ảnh WWF-2008)

Hướng dẫn sử dụng

Nhận biết giá trị này khác với những giá trị trước ở chỗ nó hoàn toàn phụ thuộc vào việc tham vấn với cộng đồng địa phương và các chuyên gia khác.

Để đi đến kết luận cuối cùng xem HCV 5 có hiện hữu hay không, có thể sử dụng bảng câu hỏi đánh giá sau:

Câu hi Tr li Hướng dn

Có Chuyển đến câu hỏi 5.2. Hướng dẫn cho câu trả lời này có thể tìm thấy từ các bản đồ, kiến thức bản địa, báo cáo của các địa phương, số liệu thống kê, các tổ chức phi chính phủ, Uỷ ban Dân tộc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

5.1: Có các cộng đồng sinh sống bên trong hoặc gần một khu rừng không?

Không Giá trị này không hiện hữu

Có Chuyển đến câu hỏi 5.3. Danh lục “nhu cầu cơ

bản” và các giá trị ngưỡng tương ứng được trình bày tại Biểu 3. Thông tin được thu thập từ các báo cáo điều tra kinh tế-xã hội tại khu vực, phương án sản xuất/kinh doanh của đơn vị quản lý rừng, văn kiện các dự án triển khai trên địa bàn và tham vấn với các cộng đồng địa phương cũng như các chuyên gia xã hội học và dân tộc học.5

5.2: Những cộng đồng này có sử dụng rừng để đáp ứng các nhu cầu cơ bản4 của họ không?

Không Giá trị này không hiện hữu

Có Khu rừng này được coi là HCVF. Các công cụ đánh giá được giới thiệu ở bên dưới. Cần tham vấn với các đơn vị quản lý rừng, chính quyền địa phương và các chuyên gia xã hội học/dân tộc học. 5.3: Những nhu cầu cơ bản có là

nền tảng6 đối với những cộng đồng địa phương không?

Không Giá trị này không hiện hữu

Biểu 3. Danh lục các nhu cầu cơ bản và ngưỡng

Nhu cu cơ bn Ngưỡng Cách xác minh

Thực phẩm, lương thực (rau, củ, quả, thịt, cá, gia vị, ...)

> 30% từ rừng Có thể phỏng vấn người dân để biết được cơ cấu (%) từng loại theo nguồn, từđó xác định tỷ lệ bình quân chung. Có thể tính tỷ lệ

% theo giá trị nếu thông tin về số lượng và giá thực phẩm đầy đủ. Dược liệu > 80% từ rừng Có thểước tính thông qua: số lần chữa bệnh bằng dược liệu từ

rừng trong tổng số lần chữa bệnh, hoặc số bệnh thông thường có thể chữa bằng dược liệu từ rừng trong tổng số các bệnh thường mắc phải, vv ...

Nhiên liệu (củi, nhựa thắp sáng, ...)

100 % từ rừng Củi được sử dụng cho nấu nướng, sưởi ấm, sấy khô, ... Nhựa

được dùng để thắp sáng trong nhà và đi lại trong đêm và không thể thay thế.

4"Nhu cầu cơ bản" được FSC diễn giải như là những đòi hỏi cần cho sự tồn tại của một cá nhân hay nhóm người về

mặt kinh tế hoặc tâm sinh lý.

Một phần của tài liệu BỘ CÔNG cụ xác ĐỊNH RỪNG có GIÁ TRỊ bảo tồn CAO VIỆT NAM (Trang 30 - 32)