Kiểm soát nợ nước ngoà

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI (Trang 85 - 87)

- Hệ số tín nhiệm:

CHƯƠNG III:

3.3.1. Kiểm soát nợ nước ngoà

Trong thực tế đã có nhiều quốc gia phải trả giá cho vấn đề vay nợ nước ngoài nhưng đã đánh mất khả năng kiểm soát nó. Thông thường khi đã không kiểm soát

được nợ sẽ kéo theo khủng hoảng nợ, vỡ nợ dẫn đến khủng hoảng của nền kinh tế và có khi nghiêm trọng hơn là khủng hoảng về chính trị. Nhằm tránh vết xe đổ của các quốc gia đi trước, chúng ta:

• Cần phải có thời gian kiểm soát, rút kinh nghiệm trong vấn đề vay nợ, chuyển khoản tiền vay nợ này cho các doanh nghiệp vay lại từ đó có thể điều chỉnh các cách

kiểm soát cũng như việc cấp vốn cho phù hợp và mang lại lợi ích cao nhất cho quốc gia.

• Các chỉ tiêu nợ nước ngoài của một quốc gia được đánh giá và giám sát theo ngưỡng an toàn nợ gồm: Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với GDP; giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với kim ngạch xuất khNu hàng hóa và dịch vụ; nghĩa vụ trả nợ

hàng năm so với kim ngạch xuất khNu hàng hóa và dịch vụ; nghĩa vụ trả nợ so với GDP; nghĩa vụ trả lãi so với kim ngạch xuất khNu; tất cả cả thông tin này cần phải

được công bố công khai định kỳ và kịp thời trong dân chúng.

• Cần so sánh mức tăng trưởng của GDP với mức tăng của nợ nước ngoài. Không nên để các nguồn thu ngoại lệ vượt quá, tránh tình trạng vay mượn tràn lan vì nếu xảy ra sự chênh lệch quá lớn hoặc có sự cắt giảm nguồn ngoại tệ này đột ngột, nó sẽ làm thay đổi tỉ giá hối đoái. Vì nếu tốc độ vốn vào nhanh sẽ làm tỷ giá hối đoái thực tế giảm đồng thời nếu lượng vốn vào quá lớn so với mức có thể khống chếđược thì lúc

đó sẽ xảy ra điều ngược lại. Điều này làm thay đổi vòng quay sản xuất và việc làm dẫn

đến tình trạng thất nghiệp và mất sản lượng.

• Cần áp dung hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt và uyển chuyển trong việc giữ

tỷ giá VND/USD nhằm tránh xảy ra các biến động lớn về lạm phát. Vì với một lượng vốn lớn đổ vào nền kinh tế, nhằm giữ vững chính sách tỷ giá ổn định, ngân hàng Nhà nớc buộc phải in thêm tiền để mua số lượng ngoại tệ này. Việc gia tăng cung tiền VND sẽ góp phần đNy lạm phát tăng lên và như vậy đồng Việt Nam sẽ có xu hướng lên giá so với Đô La Mỹ.

• Chú ý đến khả năng chịu đựng nợ nước ngoài của Việt Nam, không nên chủ

quan khi chỉ dựa vào ngưỡng an toàn cho nợ nước ngoài theo tập quán quốc tế là 40% GDP. Trong thực tế, theo tiêu chuNn phân loại mức độ nợ của Ngân hàng Thế giới, cho rằng tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP trong khỏang 30% - 50% có nghĩa là quốc gia đó đang

ở mức độ khó khăn. Với tình hình ngân sách luôn bị thâm hụt, nếu công tác kiểm soát nợ không chặt chẽ và hiệu quả thì khả năng vượt ngưỡng an toàn sẽ rất gần. N goài ra, chúng ta cũng cần phải tính đến tổng nợ nước ngoài phải trả với tổng các khoản vay mới, tránh tình trạng tổng phải trả lớn hơn tổng khoản vay vì các năm qua con số trả

nợ thấp do các khoản vay mới chưa đến hạn nhưng những năm sắp tới đậy chúng ta sẽ

chịu áp lực trả nợ khi hạn thanh toán đã đến và cũng theo thông tin từ Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2006- 2010, Việt Nam phải trả nước ngoài l0 - 11 tỷ USD, tính bình quân mỗi năm phải trả 2 tỷ USD.

• Các cơ quan chức năng có liên quan cần phải phát triển đội ngũ nhân viên có năng lực nhằm gia tăng quản lý nợ và các rủi ro quốc gia. Có sự phân công rõ ràng về

trách nhiệm quản lý và theo dõi các nguồn thu từ vay nợ, phân bô nguồn vốn vay, kế

hoạch và thực trả các khoản nợ, tránh tình trạng chồng chéo hoặc không rõ ràng.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)