L ạm phát:

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI (Trang 59 - 61)

Lạm phát cao là nguyên nhân mất giá đồng nội tệ, vì vậy sẽ làm tăng nợ thực tế

của một quốc gia.

Việt Nam sau một thời gian dài siêu lạm phát, năm 1989 từ lạm phát cao chuyển sang thiếu phát kéo dài 3 tháng trong giai đoạn thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt với liều lượng mạnh. Xóa bỏ bao cấp DN N N, thiểu phát năm 1989 và 1993 không gắn với suy sụp kinh tế bởi kinh tế thị trường làm nhu cầu hàng hóa tăng mạnh và không còn hiện tượng ứđọng hàng hóa.

Sau cuộc khủng hoảng Châu Âu, lạm phát các nước trong khu vực tăng cao nhưng nhanh chóng giảm xuống và chuyển sang thiểu phát. N ăm 2001, mức thiểu phát Việt N am là - 0,4%. Bằng rất nhiều biện pháp kích cầu, gia tăng tiêu dùng và đầu tư, nước ta thóat khỏi thiểu phát và mức lạm phát năm 2003 là 3,1% được coi là một mức lạm phát khá lý tưởng. Nhưng lạm phát lại tăng cao vào các năm sau đó, năm 2004 mức lạm phát là 7,8% và năm 2005 8,36%, năm 2006 là 7,53% năm 2007 là 12,63% (Nguồn: Tổng cục thống kê). Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu đùng (CPI) từ cuối năm 2007 và đầu năm 2008 đã đNy lạm phát tăng cao đột biến, hậu quả này xuất phát từ nguyên nhân bất ổn trên thế giới cộng với diễn biến giá dầu thế giới tăng cao. Điều này là hiển nhiên vì hiện nay nền kinh tế Việt Nam hiện nay phụ thuộc khá nhiều vào giá dầu trên thế giới và đây là một vấn đề đang lo ngại khi mà giá dầu thế giới vẫn có xu hướng tăng cao. Thiên tai và dịch bệnh cũng là một nguyên nhân gây ra lạm phát, do sự dịch chuyển cầu dưới tác động thay thế, sự dịch chuyển này làm cho cung các sản phNm thay thế thiếu hụt dẫn đến tăng giá. Trong hai nhân tố trên thì giá dầu gây ảnh hưởng nhiều nhất trong việc gây ra lạm phát ở Việt Nam. N ăm 2006 lạm phát xuống 7,53%. Tuy nhiên nếu chúng ta so sánh, cho dù lạm phát của năm 2006 vừa rồi là mức thấp hơn so với 2 năm trước đó, nhưng vẫn là một tỷ lệ lạm phát khá cao so với những nước trong khu vực (năm 2006 lạm phát của Thái Lan là 4,6%, Trung Quốc là 1,5%, Singapore là 1%). Từ năm 2004 đến năm 2007 lạm phát ở Việt nam đã cao hơn những nước láng giềng ngoại trừ Indonesia, một quốc gia đang đối mặt với những vấn đề

kinh tế, chính trị nghiêm trọng, năm 2004 (CPI) là 9,5%, năm 2005 là 8,5%, năm 2006 là 6,6%. Hiện nay, Việt nam là nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong các nước Đông

Á. Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) cho đến tháng 12/2007 đã là 12,63% và chỉ trong 3 tháng đầu năm 2008 chỉ số (CPI) tại nước ta đã lên tới 9,19%

Đồ thị 2.4: Lạm phát từ 2002 – 2007

Nguồn: Asian Development Outlook 2007

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)